Không uống quá nhiều nước dừa: Uống nước dừa nhiều và thường xuyên có thể gây thừa cân. Tiêu thụ 2 quả dừa non tương đương với việc cơ thể nạp vào khoảng 140 calo. Chúng ta sẽ tốn khoảng 20 phút đạp xe để có thể đốt cháy hết số calo này. (Ảnh: Shutter)Không nên uống nước dừa sau khi tập luyện nặng: Cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi sau khi tập luyện căng thẳng và cần được bù muối. Dù chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin có lợi nhưng nước dừa lại không có nhiều natri (Na) để hỗ trợ tốt vấn đề này. (Ảnh: Pinterest)Thay thức uống chuyên dụng cho thể thao bằng nước dừa có thể gây mất cân bằng điện giải nếu sử dụng quá nhiều. Nồng độ kali quá cao trong khi không được bù phần natri đã mất dễ dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đau mỏi cơ, chuột rút, mất nhận thức... về lâu dài dẫn đến các bệnh về thận. (Ảnh: MBFHQ)Không nên uống nước dừa nếu bị huyết áp thấp: Theo Đông Y, nước dừa có tính âm, có khả năng giải nhiệt, làm mát và hạ huyết áp. Vì thế, những ai có huyết áp thấp, hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, việc uống nước dừa có thể đem lại nhiều nguy hại. (Ảnh: AFH)Cũng vì tính âm này, những người bị bệnh trĩ, cảm lạnh, thấp khớp, các vấn đề do huyết áp thấp hay lạnh đều không nên sử dụng nước dừa. (Ảnh: LivingFoodz)Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa (âm) + đêm/tối (âm) + đá lạnh (âm) - 03 yếu tố này dễ khiến chúng ta mắc bệnh, đặc biệt là đối với những người vốn dĩ đã có thể tạng âm. Bên cạnh đó, uống nước dừa vào buổi tối cũng dễ gây đầy bụng. (Ảnh: Pinterest)Người có thể tạng âm (da xanh xao, cơ bắp nhão, chân tay lạnh,...) uống nước dừa sẽ dễ gây tiêu chảy, phân mềm, mệt mỏi,... (Ảnh: CocoCave)Không nên uống nước dừa khi mang thai dưới 3 tháng: Cứ trong 100ml nước dừa lại chứa 2% chất béo bão hoà. Sử dụng nước dừa phải có tư vấn của bác sĩ, nếu quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, làm nặng thêm các tình trạng ốm nghén, mệt mỏi. (Ảnh: Lifeath)Không nên uống nước dừa khi vừa đi nắng về: Do tính âm của mình mà nước dừa dễ dàng hạ nhiệt độ cơ thể đột ngột, gây mất sức, nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi và nóng. (Ảnh: GEM)Trong trường hợp này, uống nước dừa (đặc biệt là nước dừa lạnh) liên lục cho “đã khát” còn khiến cơ thể tiết mồ hôi lạnh, gây ốm sốt, dễ trúng gió, ớn lạnh,... Tốt nhất là uống từ từ từng chút một. (Ảnh: Femside)Không uống nước dừa sau phẫu thuật: Nước dừa làm hạ huyết áp, cản trở việc kiểm soát huyết áp kể cả trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, chỉ nên uống nước dừa 2 tuần sau khi mổ. (Ảnh: Eau de Coco)Không nên uống nước dừa để qua đêm, để lâu: Nước dừa phải được sử dụng ngay sau khi được bổ ra nếu không nó sẽ mất hết các chất dinh dưỡng có lợi và trở nên vô ích. (Ảnh: Pinterest)Không nên uống nhiều nước dừa khi cơ thể đang thiếu chất: Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, nhưng đồng thời đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. (Ảnh: Pinterest)Uống nước dừa quá nhiều sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều, vì thế những chất dinh dưỡng chưa kịp hấp thụ sẽ dễ dàng bị đưa ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nước dừa cũng không phù hợp với những người có vấn đề về bài tiết. (Ảnh: LionellTravels)
Không uống quá nhiều nước dừa: Uống nước dừa nhiều và thường xuyên có thể gây thừa cân. Tiêu thụ 2 quả dừa non tương đương với việc cơ thể nạp vào khoảng 140 calo. Chúng ta sẽ tốn khoảng 20 phút đạp xe để có thể đốt cháy hết số calo này. (Ảnh: Shutter)
Không nên uống nước dừa sau khi tập luyện nặng: Cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi sau khi tập luyện căng thẳng và cần được bù muối. Dù chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin có lợi nhưng nước dừa lại không có nhiều natri (Na) để hỗ trợ tốt vấn đề này. (Ảnh: Pinterest)
Thay thức uống chuyên dụng cho thể thao bằng nước dừa có thể gây mất cân bằng điện giải nếu sử dụng quá nhiều. Nồng độ kali quá cao trong khi không được bù phần natri đã mất dễ dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đau mỏi cơ, chuột rút, mất nhận thức... về lâu dài dẫn đến các bệnh về thận. (Ảnh: MBFHQ)
Không nên uống nước dừa nếu bị huyết áp thấp: Theo Đông Y, nước dừa có tính âm, có khả năng giải nhiệt, làm mát và hạ huyết áp. Vì thế, những ai có huyết áp thấp, hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, việc uống nước dừa có thể đem lại nhiều nguy hại. (Ảnh: AFH)
Cũng vì tính âm này, những người bị bệnh trĩ, cảm lạnh, thấp khớp, các vấn đề do huyết áp thấp hay lạnh đều không nên sử dụng nước dừa. (Ảnh: LivingFoodz)
Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa (âm) + đêm/tối (âm) + đá lạnh (âm) - 03 yếu tố này dễ khiến chúng ta mắc bệnh, đặc biệt là đối với những người vốn dĩ đã có thể tạng âm. Bên cạnh đó, uống nước dừa vào buổi tối cũng dễ gây đầy bụng. (Ảnh: Pinterest)
Người có thể tạng âm (da xanh xao, cơ bắp nhão, chân tay lạnh,...) uống nước dừa sẽ dễ gây tiêu chảy, phân mềm, mệt mỏi,... (Ảnh: CocoCave)
Không nên uống nước dừa khi mang thai dưới 3 tháng: Cứ trong 100ml nước dừa lại chứa 2% chất béo bão hoà. Sử dụng nước dừa phải có tư vấn của bác sĩ, nếu quá nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, làm nặng thêm các tình trạng ốm nghén, mệt mỏi. (Ảnh: Lifeath)
Không nên uống nước dừa khi vừa đi nắng về: Do tính âm của mình mà nước dừa dễ dàng hạ nhiệt độ cơ thể đột ngột, gây mất sức, nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi và nóng. (Ảnh: GEM)
Trong trường hợp này, uống nước dừa (đặc biệt là nước dừa lạnh) liên lục cho “đã khát” còn khiến cơ thể tiết mồ hôi lạnh, gây ốm sốt, dễ trúng gió, ớn lạnh,... Tốt nhất là uống từ từ từng chút một. (Ảnh: Femside)
Không uống nước dừa sau phẫu thuật: Nước dừa làm hạ huyết áp, cản trở việc kiểm soát huyết áp kể cả trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, chỉ nên uống nước dừa 2 tuần sau khi mổ. (Ảnh: Eau de Coco)
Không nên uống nước dừa để qua đêm, để lâu: Nước dừa phải được sử dụng ngay sau khi được bổ ra nếu không nó sẽ mất hết các chất dinh dưỡng có lợi và trở nên vô ích. (Ảnh: Pinterest)
Không nên uống nhiều nước dừa khi cơ thể đang thiếu chất: Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, nhưng đồng thời đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. (Ảnh: Pinterest)
Uống nước dừa quá nhiều sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều, vì thế những chất dinh dưỡng chưa kịp hấp thụ sẽ dễ dàng bị đưa ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, nước dừa cũng không phù hợp với những người có vấn đề về bài tiết. (Ảnh: LionellTravels)