Mộ đá Antequera (Tây Ban Nha). Nằm tại trung tâm vùng Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha, mộ đá Antequera gồm ba khu mộ nằm dưới lòng đất gắn với hai cảnh quan núi đá độc đáo La Peña de los Enamorados và El Torcal được coi là một trong những công trình đáng chú ý nhất của thời tiền sử châu Âu. Xưởng đóng tàu Hải quân Antigua và các địa điểm khảo cổ liên quan (Antigua và Barbuda). Di sản thế giới mới này nằm bên bờ vịnh sâu, hẹp của đảo quốc Antigua, gồm một nhóm các tòa nhà hải quân Gruzia mang phong cách Georgian với tường thành bao quanh. Vào thế kỷ 18, nơi đây là xưởng đóng tàu của hải quân Anh với nhân công chủ yếu là nô lệ châu Phi. Khu khảo cổ của Ani (Thổ Nhĩ Kỳ). Ani là một thành phố thời Trung cổ được xây dựng qua nhiều thế kỷ bởi các triều đại Kitô giáo và Hồi giáo, từng là thủ đô của vương quốc Bagratides trước khi nằm dưới sự kiểm soát của các vương triều Byzantine, Seljuk và Georgian. Ngày nay, các phong cách kiến trúc khác nhau từ thế kỷ 7-12 vẫn được lưu giữ tại đây. Đại học Nalanda (Ấn Độ). Di tích Nalanda nằm ở bang Bihar, phía Đông Bắc Ấn Độ, là tu viện và trung tâm học thuật Phật giáo tồn tại từ thế kỷ thứ 3 TCN đến thế kỷ thứ 13 SCN, được coi là đại học cổ xưa nhất của lục địa Tiểu Ấn. Ngày nay địa điểm này vẫn còn lưu giữ nhiều bảo tháp, đền thờ, tịnh xá và nhiều công trình khác. Khu Khảo cổ Philippi (Hy lạp). Di sản thế giới này là tàn tích của một đô thị Hy Lạp cổ đại được thành lập năm 356 TCN, nằm trên tuyến đường nối châu Âu và châu Á. Thời kỳ hoàng kim của thành phố này vẫn còn hiện diện qua các nhà hát, đền đài và nhiều công trình công cộng hoành tráng khác. Tổ hợp hang động Gorham (Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland). Nằm ở phía đông của dãy núi đá Gibraltar, tổ hợp hang động Gorham gồm bốn hang động chứa đựng những bằng chứng về sự tồn tại của người Neanderthal hơn 100.000 năm trước. Di tích Nan Madol (Liên bang Micronesia). Nan Madol là một loạt hơn 100 đảo nhỏ chứa các di tích độc đáo như tường làm bằng đá bazan và san hô, cung điện đá, đền đài, lăng tẩm và các khu dân cư, được xây dựng từ năm 1200-1500. Những di tích này là đại diện cho nền văn hóa Saudeleur ở Micronesia. Quần thể kiến trúc hiện đại Pampulha (Brazil). Đây là một dự án đô thị nằm quanh hồ Pampulha bao gồm một casino, một phòng tập khiêu vũ, câu lạc bộ golf và nhà thờ Saint Francis của Assisi. Các tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Oscar Niemeyer phối hợp cùng kiến trúc sư cảnh quan Roberto Burle Marx và các nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại của Brazil. Khu nghĩa địa Trung cổ Stećci (Bosnia và Herzegovina, Croatia, Montenegro, Serbia). Đây là một quần thể gồm 28 khu mộ đá nằm trải dài trên 4 quốc gia Nam Âu, có niên đại từ thế kỷ 12-16, là đại diện cho kiến trúc nghĩa trang thời Trung cổ trong khu vực. Các tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier (Argentina, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Sĩ). 17 công trình kiến trúc nằm ở nhiều quốc gia của kiến trúc sư Le Corbusier (1887-1965) được công nhận là Di sản thế giới vì đã mở ra một giai đoạn mới cho phong cách kiến trúc hiện đại. Hệ thống thủy lợi Qanat của Ba Tư (Iran). Qanat là một hệ thống thủy lợi độc đáo của người Ba Tư cổ, có tác dụng khai thác tầng nước chứa phù sa ở các thung lũng và dẫn về các vùng đất khô cằn qua các đường hầm. 11 qanat vẫn còn hoạt động ở Iran cho tới nay.
Mộ đá Antequera (Tây Ban Nha). Nằm tại trung tâm vùng Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha, mộ đá Antequera gồm ba khu mộ nằm dưới lòng đất gắn với hai cảnh quan núi đá độc đáo La Peña de los Enamorados và El Torcal được coi là một trong những công trình đáng chú ý nhất của thời tiền sử châu Âu.
Xưởng đóng tàu Hải quân Antigua và các địa điểm khảo cổ liên quan (Antigua và Barbuda). Di sản thế giới mới này nằm bên bờ vịnh sâu, hẹp của đảo quốc Antigua, gồm một nhóm các tòa nhà hải quân Gruzia mang phong cách Georgian với tường thành bao quanh. Vào thế kỷ 18, nơi đây là xưởng đóng tàu của hải quân Anh với nhân công chủ yếu là nô lệ châu Phi.
Khu khảo cổ của Ani (Thổ Nhĩ Kỳ). Ani là một thành phố thời Trung cổ được xây dựng qua nhiều thế kỷ bởi các triều đại Kitô giáo và Hồi giáo, từng là thủ đô của vương quốc Bagratides trước khi nằm dưới sự kiểm soát của các vương triều Byzantine, Seljuk và Georgian. Ngày nay, các phong cách kiến trúc khác nhau từ thế kỷ 7-12 vẫn được lưu giữ tại đây.
Đại học Nalanda (Ấn Độ). Di tích Nalanda nằm ở bang Bihar, phía Đông Bắc Ấn Độ, là tu viện và trung tâm học thuật Phật giáo tồn tại từ thế kỷ thứ 3 TCN đến thế kỷ thứ 13 SCN, được coi là đại học cổ xưa nhất của lục địa Tiểu Ấn. Ngày nay địa điểm này vẫn còn lưu giữ nhiều bảo tháp, đền thờ, tịnh xá và nhiều công trình khác.
Khu Khảo cổ Philippi (Hy lạp). Di sản thế giới này là tàn tích của một đô thị Hy Lạp cổ đại được thành lập năm 356 TCN, nằm trên tuyến đường nối châu Âu và châu Á. Thời kỳ hoàng kim của thành phố này vẫn còn hiện diện qua các nhà hát, đền đài và nhiều công trình công cộng hoành tráng khác.
Tổ hợp hang động Gorham (Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland). Nằm ở phía đông của dãy núi đá Gibraltar, tổ hợp hang động Gorham gồm bốn hang động chứa đựng những bằng chứng về sự tồn tại của người Neanderthal hơn 100.000 năm trước.
Di tích Nan Madol (Liên bang Micronesia). Nan Madol là một loạt hơn 100 đảo nhỏ chứa các di tích độc đáo như tường làm bằng đá bazan và san hô, cung điện đá, đền đài, lăng tẩm và các khu dân cư, được xây dựng từ năm 1200-1500. Những di tích này là đại diện cho nền văn hóa Saudeleur ở Micronesia.
Quần thể kiến trúc hiện đại Pampulha (Brazil). Đây là một dự án đô thị nằm quanh hồ Pampulha bao gồm một casino, một phòng tập khiêu vũ, câu lạc bộ golf và nhà thờ Saint Francis của Assisi. Các tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Oscar Niemeyer phối hợp cùng kiến trúc sư cảnh quan Roberto Burle Marx và các nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại của Brazil.
Khu nghĩa địa Trung cổ Stećci (Bosnia và Herzegovina, Croatia, Montenegro, Serbia). Đây là một quần thể gồm 28 khu mộ đá nằm trải dài trên 4 quốc gia Nam Âu, có niên đại từ thế kỷ 12-16, là đại diện cho kiến trúc nghĩa trang thời Trung cổ trong khu vực.
Các tác phẩm kiến trúc của Le Corbusier (Argentina, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Sĩ). 17 công trình kiến trúc nằm ở nhiều quốc gia của kiến trúc sư Le Corbusier (1887-1965) được công nhận là Di sản thế giới vì đã mở ra một giai đoạn mới cho phong cách kiến trúc hiện đại.
Hệ thống thủy lợi Qanat của Ba Tư (Iran). Qanat là một hệ thống thủy lợi độc đáo của người Ba Tư cổ, có tác dụng khai thác tầng nước chứa phù sa ở các thung lũng và dẫn về các vùng đất khô cằn qua các đường hầm. 11 qanat vẫn còn hoạt động ở Iran cho tới nay.