1. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, là một công trình kiến trúc thuộc địa tiêu biểu của Sài Gòn - TP HCM. Nhà thờ nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic. 2. Nhà thờ Lớn Hà Nội tọa lạc tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Nhà thờ được xây từ năm 1884-1888 dựa trên nguyên mẫu là nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu. 3. Nhà thờ đá Phát Diệm nằm ở thị trấn Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1875-1898 với vật liệu là đá và gỗ, gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ trên khuôn viên rộng tới 22 ha. 4. Nhà thờ Mằng Lăng nằm ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là nhà thờ cổ có quy mô bề thế bậc nhất khu vực miền Trung. Công trình được xây dựng từ năm 1892-1907 theo phong cách kiến trúc Gothic. Đây là nơi lưu giữ cuốn sách quốc ngữ cổ nhất Việt Nam, được in năm 1651. 5. Nhà thờ chính tòa Kon Tum, thường được gọi là nhà thờ Gỗ, là một điểm đến nổi tiếng của TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Khởi công năm 1913 và hoàn thành năm 1918, nhà thờ được xây hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu chủ yếu là gỗ, trong đó nhiều nhất là gỗ cà chít. 6. Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, còn gọi là nhà thờ Con Gà Đà Lạt, nằm ở phường Ba của TP Đà Lạt. Được xây từ năm 1931 đến 1942 theo kiến trúc Roman, nhà thờ này là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu nhất của "thành phố ngàn hoa". 7. Nhà thờ Tân Định nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 TP HCM, được xây dựng từ năm 1870 – 1876. Về tổng thể công rình mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque. 8. Nhà thờ Cửa Bắc tọa lạc tại quận Ba Đình, là một trong những nhà thờ cổ đẹp nhất Hà Nội. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1925-1930, mang kiến trúc Roman kết hợp phong cách Á - Âu, về tổng thể tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng. 9. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tọa lạc ở phường Phú Nhuận, thành phố Huế, là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất Cố đô Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959-1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc. 10. Nhà thờ đá Sapa, còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, là công trình mang tính biểu tượng nằm ở trung tâm thị xã Sapa. Nhà thờ được xây từ năm 1926-1935 theo phong cách kiến trúc Gothic kết hợp Roman, có đặc điểm nổi bật là dùng đá tàng để xây tường thay vì dùng gạch.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, là một công trình kiến trúc thuộc địa tiêu biểu của Sài Gòn - TP HCM. Nhà thờ nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1877 – 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic.
2. Nhà thờ Lớn Hà Nội tọa lạc tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Nhà thờ được xây từ năm 1884-1888 dựa trên nguyên mẫu là nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu.
3. Nhà thờ đá Phát Diệm nằm ở thị trấn Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1875-1898 với vật liệu là đá và gỗ, gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ trên khuôn viên rộng tới 22 ha.
4. Nhà thờ Mằng Lăng nằm ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là nhà thờ cổ có quy mô bề thế bậc nhất khu vực miền Trung. Công trình được xây dựng từ năm 1892-1907 theo phong cách kiến trúc Gothic. Đây là nơi lưu giữ cuốn sách quốc ngữ cổ nhất Việt Nam, được in năm 1651.
5. Nhà thờ chính tòa Kon Tum, thường được gọi là nhà thờ Gỗ, là một điểm đến nổi tiếng của TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Khởi công năm 1913 và hoàn thành năm 1918, nhà thờ được xây hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu chủ yếu là gỗ, trong đó nhiều nhất là gỗ cà chít.
6. Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, còn gọi là nhà thờ Con Gà Đà Lạt, nằm ở phường Ba của TP Đà Lạt. Được xây từ năm 1931 đến 1942 theo kiến trúc Roman, nhà thờ này là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu nhất của "thành phố ngàn hoa".
7. Nhà thờ Tân Định nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 TP HCM, được xây dựng từ năm 1870 – 1876. Về tổng thể công rình mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque.
8. Nhà thờ Cửa Bắc tọa lạc tại quận Ba Đình, là một trong những nhà thờ cổ đẹp nhất Hà Nội. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1925-1930, mang kiến trúc Roman kết hợp phong cách Á - Âu, về tổng thể tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng.
9. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tọa lạc ở phường Phú Nhuận, thành phố Huế, là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất Cố đô Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959-1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
10. Nhà thờ đá Sapa, còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, là công trình mang tính biểu tượng nằm ở trung tâm thị xã Sapa. Nhà thờ được xây từ năm 1926-1935 theo phong cách kiến trúc Gothic kết hợp Roman, có đặc điểm nổi bật là dùng đá tàng để xây tường thay vì dùng gạch.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.