1. Thành Cổ Loa. Là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam. Hiện tại, Cổ Loa còn dấu tích các vòng thành cùng những công trình đặc sắc như đền thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều Di Quy, am Mị Châu… 2. Kinh thành Huế. Kinh thành Huế là nơi đóng đô của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Tòa thành đồ sộ này vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn, là công trình có vai trò rất quan trọng trong Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế. 3. Thành nhà Hồ. Nằm ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nhà Hồ từ năm 1400-1407. Về phương diện kiến trúc, đây là một trong số ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới. 4. Hoàng thành Thăng Long. Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Những công trình quan trọng còn được bảo tồn ở nơi đây là Đoan Môn, Kỳ đài, thềm điện Kính Thiên, Hậu lâu và Chính Bắc Môn. 5. Thành cổ Quảng Trị. Tọa lạc ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, thành cổ Quảng Trị được xây vào đầu thời Nguyễn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn chiến sĩ Giải phóng đã hi sinh tại tòa thành lịch sử này trong trận đánh khốc liệt kéo dài từ ngày 28/6 – 16/9/1972. 6. Thành Đồ Bàn. Nằm ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (Vijaya) là kinh đô của vương quốc Champa từ năm 999-1471. Cuối thế kỷ 18, thành được nhà Tây Sơn xây mới để làm kinh đô. Ngày nay nơi đây lưu giữ dấu tích nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, từ Champa đến Nguyễn. 7. Thành cổ Diên Khánh. Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Huế còn được gìn giữ đến nay. Theo các sử liệu, thành được chúa Nguyễn Anh cho xây từ năm 1793. 8. Thành nhà Mạc. Thành phố Lạng Sơn là nơi tọa lạc của một tòa thành được xây vào thời nhà Mạc. Công trình do vua Mạc Kính Cung cho xây dựng vào thế kỷ 16, gồm 2 đoạn tường thành song song, bắc qua 2 hẻm núi, chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam. 9. Thành cổ Đồng Hới. Nằm ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thành cổ Đồng Hới được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù đã bị phá hủy nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng tòa thành này vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc, mang nhiều giá trị về kiến trúc và lịch sử. 10. Thành cổ Vinh. Nằm trên địa bàn ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung của TP Vinh, thành cổ Vinh có tuổi đời 2 thế kỷ, là nơi ghi dấu nhiều biến động lịch sử của xứ Nghệ. Ngày nay tòa thành bề thế một thời chỉ còn lại 3 cổng thành và các hào nước bao quanh tường thành xưa.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Thành Cổ Loa. Là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam. Hiện tại, Cổ Loa còn dấu tích các vòng thành cùng những công trình đặc sắc như đền thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều Di Quy, am Mị Châu…
2. Kinh thành Huế. Kinh thành Huế là nơi đóng đô của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Tòa thành đồ sộ này vẫn được gìn giữ khá nguyên vẹn, là công trình có vai trò rất quan trọng trong Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế.
3. Thành nhà Hồ. Nằm ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nhà Hồ từ năm 1400-1407. Về phương diện kiến trúc, đây là một trong số ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới.
4. Hoàng thành Thăng Long. Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Những công trình quan trọng còn được bảo tồn ở nơi đây là Đoan Môn, Kỳ đài, thềm điện Kính Thiên, Hậu lâu và Chính Bắc Môn.
5. Thành cổ Quảng Trị. Tọa lạc ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, thành cổ Quảng Trị được xây vào đầu thời Nguyễn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn chiến sĩ Giải phóng đã hi sinh tại tòa thành lịch sử này trong trận đánh khốc liệt kéo dài từ ngày 28/6 – 16/9/1972.
6. Thành Đồ Bàn. Nằm ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (Vijaya) là kinh đô của vương quốc Champa từ năm 999-1471. Cuối thế kỷ 18, thành được nhà Tây Sơn xây mới để làm kinh đô. Ngày nay nơi đây lưu giữ dấu tích nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, từ Champa đến Nguyễn.
7. Thành cổ Diên Khánh. Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Huế còn được gìn giữ đến nay. Theo các sử liệu, thành được chúa Nguyễn Anh cho xây từ năm 1793.
8. Thành nhà Mạc. Thành phố Lạng Sơn là nơi tọa lạc của một tòa thành được xây vào thời nhà Mạc. Công trình do vua Mạc Kính Cung cho xây dựng vào thế kỷ 16, gồm 2 đoạn tường thành song song, bắc qua 2 hẻm núi, chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam.
9. Thành cổ Đồng Hới. Nằm ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, thành cổ Đồng Hới được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù đã bị phá hủy nhiều qua hai cuộc chiến tranh nhưng tòa thành này vẫn bảo lưu được những yếu tố gốc, mang nhiều giá trị về kiến trúc và lịch sử.
10. Thành cổ Vinh. Nằm trên địa bàn ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung của TP Vinh, thành cổ Vinh có tuổi đời 2 thế kỷ, là nơi ghi dấu nhiều biến động lịch sử của xứ Nghệ. Ngày nay tòa thành bề thế một thời chỉ còn lại 3 cổng thành và các hào nước bao quanh tường thành xưa.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.