1. Lý Thái Tổ (974 - 1028, tuổi Giáp Tuất). Danh nhân tuổi Tuất đầu tiên là Vua Lý Thái Tổ, tên thật Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý. Dưới sự trị vì của ông, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7/1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long. Ảnh: HanoiTrip.2. Trần Hưng Đạo (1226 - 1300, tuổi Bính Tuất) tên thật Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia nhà Trần. Ông đã chỉ huy quân đội Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285 và 1288. 3. Lê Thánh Tông (1442 - 1497, tuổi Nhâm Tuất) tên thật là Lê Tư Thành, là hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê. Trong 38 năm trị vì, ông đã ban bố rất nhiều chính sách sáng suốt, làm nước Đại Việt rất phồn thịnh và văn minh. Ảnh: PLO. 4. Nguyễn Cư Trinh (1706 - 1767, tuổi Bính Tuất) tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn. Nguyễn Cư Trinh còn nổi tiếng là người cương trực, liêm chính, giỏi việc chính trị, ngoại giao. Ảnh: Ditichlichsuvanhoa.com. 5. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858, tuổi Mậu Tuất) là một nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà thơ thời nhà Nguyễn. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở miền Bắc, lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy và trong chiến tranh Việt - Xiêm. Ảnh: Trường THCS Nguyễn Công Trứ. 6. Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905, tuổi Nhâm Tuất) là một danh sĩ thời Nguyễn nổi tiếng là người có tài văn chương, ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh cả, bài phú Hàm Tử quan hoài cổ. Ảnh: Thi Viện. 7. Kỳ Đồng (1875 - 1929, tuổi Giáp Tuất) có tư chất thần đồng từ nhỏ, được vua Tự Đức ban cho tên Kỳ Đồng, nghĩa là Đứa trẻ kỳ tài. Sau này ông học hành đỗ đạt, được người Pháp trọng dụng. Nhưng ông đứng về phía người yêu nước nên đã bị đi đày sang đảo Marquesas. Ảnh: Newvietart. 8. Dương Quảng Hàm (1898 - 1946, tuổi Mậu Tuất) là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục lỗi lạc của Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu do ông biên soạn được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.9. Thạch Lam (1910 - 1843, tuổi Canh Tuất), một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn, ngòi bút của ông có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Ảnh: Toplist. 10. Nguyễn Tuân (1910 - 1987, tuổi Canh Tuất). Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của Việt Nam, sở trường về tùy bút và ký. Tác phẩm của Nguyễn ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Ảnh: Phunutoday.Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
1. Lý Thái Tổ (974 - 1028, tuổi Giáp Tuất). Danh nhân tuổi Tuất đầu tiên là Vua Lý Thái Tổ, tên thật Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý. Dưới sự trị vì của ông, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7/1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long. Ảnh: HanoiTrip.
2. Trần Hưng Đạo (1226 - 1300, tuổi Bính Tuất) tên thật Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia nhà Trần. Ông đã chỉ huy quân đội Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285 và 1288.
3. Lê Thánh Tông (1442 - 1497, tuổi Nhâm Tuất) tên thật là Lê Tư Thành, là hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê. Trong 38 năm trị vì, ông đã ban bố rất nhiều chính sách sáng suốt, làm nước Đại Việt rất phồn thịnh và văn minh. Ảnh: PLO.
4. Nguyễn Cư Trinh (1706 - 1767, tuổi Bính Tuất) tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn. Nguyễn Cư Trinh còn nổi tiếng là người cương trực, liêm chính, giỏi việc chính trị, ngoại giao. Ảnh: Ditichlichsuvanhoa.com.
5. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858, tuổi Mậu Tuất) là một nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà thơ thời nhà Nguyễn. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở miền Bắc, lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy và trong chiến tranh Việt - Xiêm. Ảnh: Trường THCS Nguyễn Công Trứ.
6. Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905, tuổi Nhâm Tuất) là một danh sĩ thời Nguyễn nổi tiếng là người có tài văn chương, ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh cả, bài phú Hàm Tử quan hoài cổ. Ảnh: Thi Viện.
7. Kỳ Đồng (1875 - 1929, tuổi Giáp Tuất) có tư chất thần đồng từ nhỏ, được vua Tự Đức ban cho tên Kỳ Đồng, nghĩa là Đứa trẻ kỳ tài. Sau này ông học hành đỗ đạt, được người Pháp trọng dụng. Nhưng ông đứng về phía người yêu nước nên đã bị đi đày sang đảo Marquesas. Ảnh: Newvietart.
8. Dương Quảng Hàm (1898 - 1946, tuổi Mậu Tuất) là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục lỗi lạc của Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu do ông biên soạn được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
9. Thạch Lam (1910 - 1843, tuổi Canh Tuất), một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn, ngòi bút của ông có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Ảnh: Toplist.
10. Nguyễn Tuân (1910 - 1987, tuổi Canh Tuất). Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của Việt Nam, sở trường về tùy bút và ký. Tác phẩm của Nguyễn ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Ảnh: Phunutoday.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.