1.Eidum: Thành phố ngủ vùi dưới nước được nhiều người biết đến là Eidum. Thị trấn cổ xưa nằm sâu dưới nước, cách bờ biển Wadden, phía tây bắc nước Đức hàng trăm mét.Được xây vào đầu thế kỷ 14, thị trấn Eidum từng là nơi sinh sống của hàng ngàn người. Do vị trí gần bờ biển nên Eidum thường xuyên hứng chịu những trận sóng dữ dội từ Biển Bắc.Đến năm 1436, một trận lũ lớn tàn phá Eidum. Hậu quả là 180 người thiệt mạng, nhiều nhà cửa bị phá hủy. Sau đó, người dân chuyển đến nơi ở mới ở vùng đất cao hơn. Thị trấn này từ từ bị đại dương nhấn chìm. Mọi người có thể nhìn thấy tàn tích của Eidum khi thủy triều xuống thấp.2.Olous: từng là một thành phố sầm uất của Hy Lạp. Vào thời kỳ hưng thịnh, đây là nơi sinh sống của khoảng 40.000 người. Do quá trình xâm lấn của biển và động đất nên thành phố cổ xưa này dần dần chìm xuống đáy biển.Theo các chuyên gia, các công trình ở Olous được xây dựng trên bờ biển có nền đất mềm thay vì xây trên nền móng đá vôi như các thành phố khác trên đảo nên nơi đây nhanh chóng bị đại dương "nuốt chửng".Để khám phá tàn tích của thành phố cổ Olous, du khách có thể tới lặn biển, thám hiểm các công trình còn sót lại. Ngoài ra, mọi người có thể đợi thủy triều xuống thấp, một số tàn tích sẽ lộ ra.3.Pheia: Trong cuộc chiến Peloponnesian kéo dài gần 30 năm trong thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, thành phố cổ Pheia trở thành mục tiêu của hai bên. Cuối cùng, người Athens chiếm giữ Pheia và biến nơi đây trở thành nơi cung cấp khí tài quân sự.Đến cuối cuộc chiến, một trận động đất mạnh xảy ra ở khu vực dọc theo bờ biển phía tây Hy Lạp khiến một phần thành phố Pheia bị nhấn chìm xuống biển Địa Trung Hải.Tàn tích thành phố cổ Pheia được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1911. Kể từ đó, các chuyên gia đã thực hiện các chuyến thám hiểm nhằm tìm hiểu, giải mã những bí ẩn về nơi này.Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.
1.Eidum: Thành phố ngủ vùi dưới nước được nhiều người biết đến là Eidum. Thị trấn cổ xưa nằm sâu dưới nước, cách bờ biển Wadden, phía tây bắc nước Đức hàng trăm mét.
Được xây vào đầu thế kỷ 14, thị trấn Eidum từng là nơi sinh sống của hàng ngàn người. Do vị trí gần bờ biển nên Eidum thường xuyên hứng chịu những trận sóng dữ dội từ Biển Bắc.
Đến năm 1436, một trận lũ lớn tàn phá Eidum. Hậu quả là 180 người thiệt mạng, nhiều nhà cửa bị phá hủy. Sau đó, người dân chuyển đến nơi ở mới ở vùng đất cao hơn. Thị trấn này từ từ bị đại dương nhấn chìm. Mọi người có thể nhìn thấy tàn tích của Eidum khi thủy triều xuống thấp.
2.Olous: từng là một thành phố sầm uất của Hy Lạp. Vào thời kỳ hưng thịnh, đây là nơi sinh sống của khoảng 40.000 người. Do quá trình xâm lấn của biển và động đất nên thành phố cổ xưa này dần dần chìm xuống đáy biển.
Theo các chuyên gia, các công trình ở Olous được xây dựng trên bờ biển có nền đất mềm thay vì xây trên nền móng đá vôi như các thành phố khác trên đảo nên nơi đây nhanh chóng bị đại dương "nuốt chửng".
Để khám phá tàn tích của thành phố cổ Olous, du khách có thể tới lặn biển, thám hiểm các công trình còn sót lại. Ngoài ra, mọi người có thể đợi thủy triều xuống thấp, một số tàn tích sẽ lộ ra.
3.Pheia: Trong cuộc chiến Peloponnesian kéo dài gần 30 năm trong thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, thành phố cổ Pheia trở thành mục tiêu của hai bên. Cuối cùng, người Athens chiếm giữ Pheia và biến nơi đây trở thành nơi cung cấp khí tài quân sự.
Đến cuối cuộc chiến, một trận động đất mạnh xảy ra ở khu vực dọc theo bờ biển phía tây Hy Lạp khiến một phần thành phố Pheia bị nhấn chìm xuống biển Địa Trung Hải.
Tàn tích thành phố cổ Pheia được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1911. Kể từ đó, các chuyên gia đã thực hiện các chuyến thám hiểm nhằm tìm hiểu, giải mã những bí ẩn về nơi này.
Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.