Hoàng thân Grigoriy Potemkin đi vào lịch sử Nga khi có vai trò quan trọng trong việc đưa Crimea dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman (được thành lập bởi các bộ tộc Thổ Nhĩ Kỳ) trở thành một phần của Đế chế Nga.Trong cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra từ năm 1768 - 1774, Crimea được cho là trở thành mục tiêu chính của Nga.Vào năm 1771, người Tatar ở Crimea từ chối đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, giới chức Ottoman không có đủ lực lượng quân sự để bảo vệ Crimea.Kết quả là mùa hè năm 1771, quân đội Nga do tướng Vasily Dolgorukov chỉ huy chiếm được Crimea chỉ trong 16 ngày. Người đứng đầu Crimea khi ấy là Selim III Giray bỏ chạy tới Constantinople (nay là Istanbul).Đến năm 1772, người đứng đầu Crimea là Sahib II Giray tuyên bố hãn quốc của ông là một nhà nước độc lập dưới sự bảo hộ của Nga. Trong bối cảnh ấy, Đế chế Ottoman không thừa nhận và chiến tranh nổ ra.Hai năm sau, Đế chế Ottoman đã phải ký Hiệp ước Küçük Kaynarca. Theo đó, Crimea chính thức độc lập khỏi Đế chế Ottoman và Đế chế Nga. Dù vậy, Đế chế Ottoman không hoàn toàn rút khỏi Crimea với hy vọng sẽ sớm có ngày lấy lại bán đảo này.Trong những năm tiếp theo, Đế chế Nga trấn áp nhiều cuộc nổi dậy tại Crimea do Đế chế Ottoman kích động. Song song với đó, Nga cũng tiến hành tái định cư người Cơ Đốc giáo từ Crimea tới đại lục Nga.Vào năm 1782, Hoàng thân Grigoriy Potemkin trình Nữ hoàng Catherine đại đế đề xuất sáp nhập Crimea vào Nga để ngăn chặn Đế chế Ottoman "trỗi dậy" cũng như đảm bảo sự hiện diện của Đế chế Nga ở khu vực Biển Đen.Sau một thời gian xem xét và đánh giá tình hình, Nữ hoàng Catherine đồng ý và ban hành Tuyên bố chính thức sáp nhập Crimea vào ngày 19/4/1783.Đến ngày 9/7/1783, Potemkin chính thức công bố tuyên bố sáp nhập Crimea vào Nga trên đỉnh núi Aq Qaya. Theo đó, người dân ở Crimea thề trung thành với Catherine Đại đế. Phải đến đầu năm 1784, Đế chế Ottoman buộc phải chấp nhận việc Crimea là một phần lãnh thổ của Nga.Video: Nước Nga và bài học Cách mạng tháng Mười (nguồn: VTC1)
Hoàng thân Grigoriy Potemkin đi vào lịch sử Nga khi có vai trò quan trọng trong việc đưa Crimea dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman (được thành lập bởi các bộ tộc Thổ Nhĩ Kỳ) trở thành một phần của Đế chế Nga.
Trong cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra từ năm 1768 - 1774, Crimea được cho là trở thành mục tiêu chính của Nga.
Vào năm 1771, người Tatar ở Crimea từ chối đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, giới chức Ottoman không có đủ lực lượng quân sự để bảo vệ Crimea.
Kết quả là mùa hè năm 1771, quân đội Nga do tướng Vasily Dolgorukov chỉ huy chiếm được Crimea chỉ trong 16 ngày. Người đứng đầu Crimea khi ấy là Selim III Giray bỏ chạy tới Constantinople (nay là Istanbul).
Đến năm 1772, người đứng đầu Crimea là Sahib II Giray tuyên bố hãn quốc của ông là một nhà nước độc lập dưới sự bảo hộ của Nga. Trong bối cảnh ấy, Đế chế Ottoman không thừa nhận và chiến tranh nổ ra.
Hai năm sau, Đế chế Ottoman đã phải ký Hiệp ước Küçük Kaynarca. Theo đó, Crimea chính thức độc lập khỏi Đế chế Ottoman và Đế chế Nga. Dù vậy, Đế chế Ottoman không hoàn toàn rút khỏi Crimea với hy vọng sẽ sớm có ngày lấy lại bán đảo này.
Trong những năm tiếp theo, Đế chế Nga trấn áp nhiều cuộc nổi dậy tại Crimea do Đế chế Ottoman kích động. Song song với đó, Nga cũng tiến hành tái định cư người Cơ Đốc giáo từ Crimea tới đại lục Nga.
Vào năm 1782, Hoàng thân Grigoriy Potemkin trình Nữ hoàng Catherine đại đế đề xuất sáp nhập Crimea vào Nga để ngăn chặn Đế chế Ottoman "trỗi dậy" cũng như đảm bảo sự hiện diện của Đế chế Nga ở khu vực Biển Đen.
Sau một thời gian xem xét và đánh giá tình hình, Nữ hoàng Catherine đồng ý và ban hành Tuyên bố chính thức sáp nhập Crimea vào ngày 19/4/1783.
Đến ngày 9/7/1783, Potemkin chính thức công bố tuyên bố sáp nhập Crimea vào Nga trên đỉnh núi Aq Qaya. Theo đó, người dân ở Crimea thề trung thành với Catherine Đại đế. Phải đến đầu năm 1784, Đế chế Ottoman buộc phải chấp nhận việc Crimea là một phần lãnh thổ của Nga.
Video: Nước Nga và bài học Cách mạng tháng Mười (nguồn: VTC1)