Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, không gian sống của một gia đình Hà Nội thời bao cấp đã được tái hiện sinh động qua một gian trưng bày đặc sắc, quy tụ nhiều kỷ vật gắn với "một thời để nhớ".Chiếc mâm đồng cũ kỹ được dùng qua nhiều thế hệ và bộ bát đĩa Bát Tràng đơn sơ là những vật dụng thân thuộc gắn liền với bữa ăn thời gian khó.Chiếc liễn dùng để đựng dưa, cà muối... món ăn không thể thiếu của mọi gia đình ở Hà Nội thập niên 1980 trở về trước.Phích nước Rạng Đông là một tài sản rất quan trọng. Vào thời bao cấp, các vật dụng thiết yếu của gia đình như chậu, xoong nồi, bát đĩa, phích... được phân phối qua các đơn vị, cơ quan, hợp tác xã, rất khó để mua trên thị trường.Chiếc gương có dán hình hoa hồng và chữ Song Hỉ. Không chỉ được phân phối, các vật dụng gia đình đôi khi cũng được dùng làm phần thưởng hay quà mừng cưới.Quạt "tai voi" được đem về từ Liên Xô, chỉ những gia đình "khá giả" có người học tập, công tác ở các nước Đông Âu mới có cơ hội sở hữu.Giường tủ, bàn ghế gỗ cũng là những tài sản có giá trị của gia đình.Các món đồ gỗ nhìn chung rất hạn chế về mẫu mã, hầu như nhà nào cũng giống nhà nào.Ấm chén Bát Tràng, ca và khay bằng nhôm tráng men "Made in Vietnam" là vật dụng không thể thiếu trên bàn tiếp khách.Chiếc tủ gỗ đơn sơ, ở giữa có cánh cửa kính, là nơi trưng bày những món đồ quý giá như đồng hồ, đồ gốm...Trên nóc tủ có những món đồ thân thuộc: Đài bán dẫn, đèn dầu và quạt con cóc Điện Cơ. Vào thời bao cấp, đài bán dẫn phải có đăng ký mới được sử dụng.Chiếc đèn bão vừa dùng chiếu sáng trong nhà, vừa có thể mang đi đường như đèn pin.Khung ảnh bằng gỗ, nơi lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm của gia đình. Ảnh màu vào thời bao cấp là "của hiếm".Chiếc mũ rơm che mưa nắng bây giờ chỉ còn hiện diện ở các vùng quê, nhưng rất phổ biến ở Hà Nội thời bao cấp.Chiếc cặp lồng dùng để mang cơm đến cơ quan ăn trưa, là vật bất khả ly thân của những người làm công ăn lương.Hòm gỗ quân đội được tận dụng để đựng đồ, cùng chậu và xoong nồi được bày ở góc phòng.Chiếc xe đạp Thống Nhất giai đoạn bao cấp giá trị còn hơn... xe hơi bây giờ. Người dùng xe đạp phải được công an cấp giấy chứng nhận sở hữu.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, không gian sống của một gia đình Hà Nội thời bao cấp đã được tái hiện sinh động qua một gian trưng bày đặc sắc, quy tụ nhiều kỷ vật gắn với "một thời để nhớ".
Chiếc mâm đồng cũ kỹ được dùng qua nhiều thế hệ và bộ bát đĩa Bát Tràng đơn sơ là những vật dụng thân thuộc gắn liền với bữa ăn thời gian khó.
Chiếc liễn dùng để đựng dưa, cà muối... món ăn không thể thiếu của mọi gia đình ở Hà Nội thập niên 1980 trở về trước.
Phích nước Rạng Đông là một tài sản rất quan trọng. Vào thời bao cấp, các vật dụng thiết yếu của gia đình như chậu, xoong nồi, bát đĩa, phích... được phân phối qua các đơn vị, cơ quan, hợp tác xã, rất khó để mua trên thị trường.
Chiếc gương có dán hình hoa hồng và chữ Song Hỉ. Không chỉ được phân phối, các vật dụng gia đình đôi khi cũng được dùng làm phần thưởng hay quà mừng cưới.
Quạt "tai voi" được đem về từ Liên Xô, chỉ những gia đình "khá giả" có người học tập, công tác ở các nước Đông Âu mới có cơ hội sở hữu.
Giường tủ, bàn ghế gỗ cũng là những tài sản có giá trị của gia đình.
Các món đồ gỗ nhìn chung rất hạn chế về mẫu mã, hầu như nhà nào cũng giống nhà nào.
Ấm chén Bát Tràng, ca và khay bằng nhôm tráng men "Made in Vietnam" là vật dụng không thể thiếu trên bàn tiếp khách.
Chiếc tủ gỗ đơn sơ, ở giữa có cánh cửa kính, là nơi trưng bày những món đồ quý giá như đồng hồ, đồ gốm...
Trên nóc tủ có những món đồ thân thuộc: Đài bán dẫn, đèn dầu và quạt con cóc Điện Cơ. Vào thời bao cấp, đài bán dẫn phải có đăng ký mới được sử dụng.
Chiếc đèn bão vừa dùng chiếu sáng trong nhà, vừa có thể mang đi đường như đèn pin.
Khung ảnh bằng gỗ, nơi lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm của gia đình. Ảnh màu vào thời bao cấp là "của hiếm".
Chiếc mũ rơm che mưa nắng bây giờ chỉ còn hiện diện ở các vùng quê, nhưng rất phổ biến ở Hà Nội thời bao cấp.
Chiếc cặp lồng dùng để mang cơm đến cơ quan ăn trưa, là vật bất khả ly thân của những người làm công ăn lương.
Hòm gỗ quân đội được tận dụng để đựng đồ, cùng chậu và xoong nồi được bày ở góc phòng.
Chiếc xe đạp Thống Nhất giai đoạn bao cấp giá trị còn hơn... xe hơi bây giờ. Người dùng xe đạp phải được công an cấp giấy chứng nhận sở hữu.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.