Lập Đại Minh, bình thiên hạ, ổn định triều chính cũng là lúc Chu Nguyên Chương bắt đầu lên kế hoạch giết công thần, những người đã từng cùng vào sinh ra tử, nếm mật nằm gai cùng ông ta lập đế nghiệp. “Quân muốn thần chết, thần không thể không chết”, mỗi lần nghĩ đến những công thần và các đại tướng vẫn sống sót và ngày càng có vàng danh thiên hạ tức vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp đến ngai vàng của Chu Nguyên Chương và cần phải tìm cách diệt họ. Chính vụ án Lam Ngọc là mẻ lưới gần như “đánh bắt” hết các tướng lĩnh cao cấp trong đó có đại tướng Phùng Thắng.
Phùng Thắng là người Định Viễn, đồng hương với Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân. Khi Phùng Thắng đi theo Chu Nguyên Chương, Chu Nguyên Chương cũng mới là kẻ giúp việc cho Quách Tử Hưng lão gia. Nhưng bù lại Chu Nguyên Chương là người có dã tâm, có chí tiến thủ, ôm mộng lớn, dù phải nằm gai nếm mật vẫn không nhụt chí khí, võ công cao cường, bản lĩnh hơn người. Chính vì thế anh em Phùng Quốc Dụng và Phùng Quốc Thắng (sau đổi tên thành Phùng Thắng) đã theo phò tá Chu Nguyên Chương.Phùng Quốc Dụng là người có con mắt tinh tường chính trị nên giúp Chu Nguyên Chương rất nhiều. Đầu tiên là tấn công vào đế vương chi đô Kim Lăng để biến nơi đây thành căn cứ địa tiếp tục giành thiên hạ. Có thể nói, Phùng Quốc Dụng chính là người thầy đầu tiên dạy Chu Nguyên Chương làm chính trị và Chu Nguyên Chương vô cùng tín nhiệm, từng để cho Phùng Quốc Dụng thân chinh chỉ huy đại quân. Nhưng không may Phùng Quốc Dụng lại mệnh yểu mất sớm.Khi Phùng Quốc Dụng mất con trai còn quá nhỏ, em trai Phùng Quốc Thắng đã tiếp nhận chức quan của anh. Phùng Quốc Thắng không giỏi bằng đại ca của mình nhưng lại rất giỏi binh pháp, binh thư nên trong thời loạn vẫn là người hữu dụng đối với đội quân non trẻ của Chu Nguyên Chương.Bình thường Phùng Quốc Thắng chỉ lo việc hậu phương. Ông cũng từng phạm sai lầm lớn khi cùng Từ Đạt đánh chiếm Tô Bắc, trúng kế địch khiến hơn 1.000 anh em đã bỏ mạng. Trước tình huống này, Chu Nguyên Chương phải triệu hồi về Nam Kinh xử phạt, và tiếp tục bị quay trở lại Tô Bắc. Dần dần ông cũng lập được nhiều công trạng lớn. Nghiêm túc mà nói trong các danh tướng thời kỳ đầu lập Đại Minh, Phùng Thắng không phải là người có công lao lớn. Nhưng ông thường chăm chỉ, nghiêm túc và chu đáo nên địa vị của ông ta không ngừng tăng lên.Năm thứ ba Hồng Vũ, đại phong công thần Phùng Thắng cũng được hưởng lộc lớn. Điều này chứng tỏ Minh Thái Tổ cũng rất tín nhiệm ông. Mặc dù công trạng không có gì nổi bật nhưng vẫn được là một trong 6 đại công tước được phong đợt đầu. Nếu xếp trong danh sách những danh tướng top đầu thời kỳ Minh sơ thì tài năng quân sự cũng như những chiến công của Phùng Thắng không thể bì được với những vị công hầu khác. Nhưng đến thời kỳ giữa và cuối Hồng Vũ, sau khi một loạt các danh tướng lừng lẫy như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Lý Văn Trung lần lượt chết bệnh và đắc tội mà chết, thì Phùng Thắng, Lam Ngọc cùng với Phó Hữu Đức chính là thế hệ tiếp nối kế cận và trở thành những danh tướng hàng đầu của Đại Minh.Tháng Giêng năm thứ 20 Hồng Vũ, Phùng Thắng được Chu Nguyên Chương bổ nhiệm là đại tướng quân thống lĩnh đại quân nhà Minh, bao vây tấn công thế lực tàn dư của Đông Bắc Mông Nguyên, và thu nạp được hơn 20 vạn đại quân đầu hàng. Nhưng cũng trong thời gian này, lần thứ hai Phùng Thắng phạm sai lầm lớn khiến Chu Nguyên Chương nổi giận lôi đình, thu hồi ấn đại tướng quân. Nhưng cơn giận cũng nhanh chóng nguôi ngoai, ngay năm sau, Chu Nguyên Chương lại cử Phùng Thắng thống lĩnh đạo quân viễn chinh Vân Nam và giành được đại thắng. Từ đó, địa vị và bổng lộc của Phùng Thắng cũng không ngừng tăng cao.Bản thân Phùng Thắng cũng hiểu càng được trọng vọng thì nguy hiểm càng cận kề chính vì thế ông đã tự động rút lui nhưng bạo chúa Chu Nguyên Chương vẫn không buông tha cho ông. Cuối cùng ông được ban một chén rượu độc về đến tư gia thì chết. Trong 11 công tước được phong thời kì Đại Minh, rốt cuộc chỉ còn lại một mình tín quốc công Thang Hòa. Chu Nguyên Chương không giết ông không phải vì ông đã giao lại binh quyền mà vì thời điểm đó Thang Hoà đã rất yếu, đầy bệnh tật. Điều này có thể thấy vì thiên hạ của Chu gia, Chu Nguyên Chương đã không từ bất cứ điều gì để giết sạch những “nhân vật nguy hiểm” đang ở bên cạnh mình.
Lập Đại Minh, bình thiên hạ, ổn định triều chính cũng là lúc Chu Nguyên Chương bắt đầu lên kế hoạch giết công thần, những người đã từng cùng vào sinh ra tử, nếm mật nằm gai cùng ông ta lập đế nghiệp. “Quân muốn thần chết, thần không thể không chết”, mỗi lần nghĩ đến những công thần và các đại tướng vẫn sống sót và ngày càng có vàng danh thiên hạ tức vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp đến ngai vàng của Chu Nguyên Chương và cần phải tìm cách diệt họ. Chính vụ án Lam Ngọc là mẻ lưới gần như “đánh bắt” hết các tướng lĩnh cao cấp trong đó có đại tướng Phùng Thắng.
Phùng Thắng là người Định Viễn, đồng hương với Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân. Khi Phùng Thắng đi theo Chu Nguyên Chương, Chu Nguyên Chương cũng mới là kẻ giúp việc cho Quách Tử Hưng lão gia. Nhưng bù lại Chu Nguyên Chương là người có dã tâm, có chí tiến thủ, ôm mộng lớn, dù phải nằm gai nếm mật vẫn không nhụt chí khí, võ công cao cường, bản lĩnh hơn người. Chính vì thế anh em Phùng Quốc Dụng và Phùng Quốc Thắng (sau đổi tên thành Phùng Thắng) đã theo phò tá Chu Nguyên Chương.
Phùng Quốc Dụng là người có con mắt tinh tường chính trị nên giúp Chu Nguyên Chương rất nhiều. Đầu tiên là tấn công vào đế vương chi đô Kim Lăng để biến nơi đây thành căn cứ địa tiếp tục giành thiên hạ. Có thể nói, Phùng Quốc Dụng chính là người thầy đầu tiên dạy Chu Nguyên Chương làm chính trị và Chu Nguyên Chương vô cùng tín nhiệm, từng để cho Phùng Quốc Dụng thân chinh chỉ huy đại quân. Nhưng không may Phùng Quốc Dụng lại mệnh yểu mất sớm.
Khi Phùng Quốc Dụng mất con trai còn quá nhỏ, em trai Phùng Quốc Thắng đã tiếp nhận chức quan của anh. Phùng Quốc Thắng không giỏi bằng đại ca của mình nhưng lại rất giỏi binh pháp, binh thư nên trong thời loạn vẫn là người hữu dụng đối với đội quân non trẻ của Chu Nguyên Chương.
Bình thường Phùng Quốc Thắng chỉ lo việc hậu phương. Ông cũng từng phạm sai lầm lớn khi cùng Từ Đạt đánh chiếm Tô Bắc, trúng kế địch khiến hơn 1.000 anh em đã bỏ mạng. Trước tình huống này, Chu Nguyên Chương phải triệu hồi về Nam Kinh xử phạt, và tiếp tục bị quay trở lại Tô Bắc. Dần dần ông cũng lập được nhiều công trạng lớn. Nghiêm túc mà nói trong các danh tướng thời kỳ đầu lập Đại Minh, Phùng Thắng không phải là người có công lao lớn. Nhưng ông thường chăm chỉ, nghiêm túc và chu đáo nên địa vị của ông ta không ngừng tăng lên.
Năm thứ ba Hồng Vũ, đại phong công thần Phùng Thắng cũng được hưởng lộc lớn. Điều này chứng tỏ Minh Thái Tổ cũng rất tín nhiệm ông. Mặc dù công trạng không có gì nổi bật nhưng vẫn được là một trong 6 đại công tước được phong đợt đầu. Nếu xếp trong danh sách những danh tướng top đầu thời kỳ Minh sơ thì tài năng quân sự cũng như những chiến công của Phùng Thắng không thể bì được với những vị công hầu khác. Nhưng đến thời kỳ giữa và cuối Hồng Vũ, sau khi một loạt các danh tướng lừng lẫy như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Lý Văn Trung lần lượt chết bệnh và đắc tội mà chết, thì Phùng Thắng, Lam Ngọc cùng với Phó Hữu Đức chính là thế hệ tiếp nối kế cận và trở thành những danh tướng hàng đầu của Đại Minh.
Tháng Giêng năm thứ 20 Hồng Vũ, Phùng Thắng được Chu Nguyên Chương bổ nhiệm là đại tướng quân thống lĩnh đại quân nhà Minh, bao vây tấn công thế lực tàn dư của Đông Bắc Mông Nguyên, và thu nạp được hơn 20 vạn đại quân đầu hàng. Nhưng cũng trong thời gian này, lần thứ hai Phùng Thắng phạm sai lầm lớn khiến Chu Nguyên Chương nổi giận lôi đình, thu hồi ấn đại tướng quân. Nhưng cơn giận cũng nhanh chóng nguôi ngoai, ngay năm sau, Chu Nguyên Chương lại cử Phùng Thắng thống lĩnh đạo quân viễn chinh Vân Nam và giành được đại thắng. Từ đó, địa vị và bổng lộc của Phùng Thắng cũng không ngừng tăng cao.
Bản thân Phùng Thắng cũng hiểu càng được trọng vọng thì nguy hiểm càng cận kề chính vì thế ông đã tự động rút lui nhưng bạo chúa Chu Nguyên Chương vẫn không buông tha cho ông. Cuối cùng ông được ban một chén rượu độc về đến tư gia thì chết. Trong 11 công tước được phong thời kì Đại Minh, rốt cuộc chỉ còn lại một mình tín quốc công Thang Hòa. Chu Nguyên Chương không giết ông không phải vì ông đã giao lại binh quyền mà vì thời điểm đó Thang Hoà đã rất yếu, đầy bệnh tật. Điều này có thể thấy vì thiên hạ của Chu gia, Chu Nguyên Chương đã không từ bất cứ điều gì để giết sạch những “nhân vật nguy hiểm” đang ở bên cạnh mình.