Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, bệnh đậu mùa đã lấy đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Từ đại dịch này, một bước ngoặt của ngành y tế đã xuất hiện, đó là sự ra đời của vắc-xin.Ngược dòng thời gian, từ thời cổ đại cho đến thời cận đại, dịch bệnh đậu mùa đã lan rộng ở khắp châu Âu, châu Á, và các nước Arab, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người chết trong khi những người còn lại đều dày đặc những vết sẹo.Đại dịch này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở châu Mỹ, khi vào thế kỷ 17, thực dân châu Âu mang theo nó tới lục địa này. Những người bản xứ châu Mỹ không có miễn dịch tự nhiên trước bệnh đậu mùa, và khoảng 90% đân số của họ đã gục ngã trước dịch bệnh.Trên phương diện dịch tễ học, đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor, với triệu chức điển hình là gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng rộp những vết sần chứa nước, để lại sẹo.Bệnh có thể diễn biến nặng với hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết người. Khi nền y tế của loài người chưa phát triển, tỉ lệ tử vong do bệnh đậu mùa lên đến 30-35%.Câu chuyện đã tha đổi vào năm 1796, khi bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra rằng con người có thể miễn nhiễm với đậu mùa sau khi chúng ta tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự Variola nhưng ít gây hại hơn.Jenner đã tiến hành những thí nghiệm táo bạo như lấy mủ từ bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và đưa chúng vào da hoặc mũi của những người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những người chưa bị bệnh sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và phát triển khả năng miễn dịch với các đợt bùng phát mới.Nhờ sáng kiến của Jenner, con số người chết do bệnh đậu mùa dần giảm mạnh.Đây cũng chính là sự kiện dẫn đến sự ra đời của những liều vắc-xin đầu tiên trên thế giới. Sau đó, nhiều quốc gia thực hành tiêm chủng để phòng đậu mùa.Hai thế kỷ sau các thí nghiệm của Jenner, đến năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh đậu mùa đã được xóa sổ trên toàn thế giới. Một trang sử đen tối của ngành y tế đã chính thức khép lại.
Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, bệnh đậu mùa đã lấy đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Từ đại dịch này, một bước ngoặt của ngành y tế đã xuất hiện, đó là sự ra đời của vắc-xin.
Ngược dòng thời gian, từ thời cổ đại cho đến thời cận đại, dịch bệnh đậu mùa đã lan rộng ở khắp châu Âu, châu Á, và các nước Arab, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người chết trong khi những người còn lại đều dày đặc những vết sẹo.
Đại dịch này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở châu Mỹ, khi vào thế kỷ 17, thực dân châu Âu mang theo nó tới lục địa này. Những người bản xứ châu Mỹ không có miễn dịch tự nhiên trước bệnh đậu mùa, và khoảng 90% đân số của họ đã gục ngã trước dịch bệnh.
Trên phương diện dịch tễ học, đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor, với triệu chức điển hình là gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị phồng rộp những vết sần chứa nước, để lại sẹo.
Bệnh có thể diễn biến nặng với hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết người. Khi nền y tế của loài người chưa phát triển, tỉ lệ tử vong do bệnh đậu mùa lên đến 30-35%.
Câu chuyện đã tha đổi vào năm 1796, khi bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra rằng con người có thể miễn nhiễm với đậu mùa sau khi chúng ta tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự Variola nhưng ít gây hại hơn.
Jenner đã tiến hành những thí nghiệm táo bạo như lấy mủ từ bệnh nhân mắc bệnh nhẹ và đưa chúng vào da hoặc mũi của những người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những người chưa bị bệnh sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và phát triển khả năng miễn dịch với các đợt bùng phát mới.
Nhờ sáng kiến của Jenner, con số người chết do bệnh đậu mùa dần giảm mạnh.Đây cũng chính là sự kiện dẫn đến sự ra đời của những liều vắc-xin đầu tiên trên thế giới. Sau đó, nhiều quốc gia thực hành tiêm chủng để phòng đậu mùa.
Hai thế kỷ sau các thí nghiệm của Jenner, đến năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh đậu mùa đã được xóa sổ trên toàn thế giới. Một trang sử đen tối của ngành y tế đã chính thức khép lại.
Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.