Đối với nhiều người, phò mã Trung Quốc thời phong kiến là những người có cuộc sống giàu sang, phú quý nhờ cưới được công chúa - con gái của vua. Từ đây, phò mã sẽ có thể thăng quan tiến chức nhanh và trở thành người có địa vị cao trong hoàng cung.Thế nhưng, những điều này không chính xác. Trên thực tế, cuộc sống của phò mã không hề hào nhoáng, sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ.Cụ thể, những người trở thành phò mã thường được hoàng đế ban hôn. Họ có thể là quan lại trong triều có học thức, võ nghệ cao và gia thế trâm anh thế phiệt.Để trở thành chồng của công chúa, phò mã phải là người có ngoại hình khôi ngô, tuấn tú và cơ thể cường tráng và không mắc bệnh về sinh lý. Thậm chí, để kiểm tra năng lực sinh lý, phò mã phải để cho cung nữ hôn thử để xem có đúng là đàn ông khỏe mạnh, không mắc bệnh tật hay không.Tiếp đến, khi đã cưới công chúa về làm vợ, phò mã thường được chỉ định chức vụ cao trong triều đình. Tuy nhiên, những chức vụ này thường chỉ có danh tiếng mà không có quyền lực thực sự.Theo đó, con đường làm quan của phò mã dường như không có cơ hội thăng tiến, thậm chí là bị kìm hãm. Dù phò mã có là người có tài đến đâu cũng không được trọng dụng. Hoàng đế làm như vậy nhằm ngăn xảy ra tình huống phò mã chiếm quyền.Thêm nữa, cưới được công chúa không phải là điều hạnh phúc mỹ mãn. Bởi lẽ, phò mã và tất cả thành viên trong gia đình vẫn phải giữ lễ quân - thần với con gái vua.Mọi việc trong gia đình đều do công chúa làm chủ. Nếu phò mã và gia đình nhà chồng làm công chúa tức giận thì có thể đối mặt với những hình phạt khủng khiếp.Vào thời nhà Minh, phò mã còn phải tuân thủ hàng loạt quy định "oái ăm" như phải chào hỏi công chúa 4 lần/ngày, luôn tìm cách khiến vợ vui vẻ. Khi công chúa ăn cơm, phò mã đứng ở bên hầu hạ. Thậm chí, khi phò mã muốn ân ái với công chúa thì cần phải có sự đồng ý của nhũ mẫu.Khác với nam giới thời phong kiến có thể lấy nhiều vợ, phò mã không được phép có suy nghĩ cưới thêm người khác. Do vậy, họ chỉ có công chúa là người vợ duy nhất. Ảnh trong bài mang tính minh họa. Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư người Việt bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.
Đối với nhiều người, phò mã Trung Quốc thời phong kiến là những người có cuộc sống giàu sang, phú quý nhờ cưới được công chúa - con gái của vua. Từ đây, phò mã sẽ có thể thăng quan tiến chức nhanh và trở thành người có địa vị cao trong hoàng cung.
Thế nhưng, những điều này không chính xác. Trên thực tế, cuộc sống của phò mã không hề hào nhoáng, sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ.
Cụ thể, những người trở thành phò mã thường được hoàng đế ban hôn. Họ có thể là quan lại trong triều có học thức, võ nghệ cao và gia thế trâm anh thế phiệt.
Để trở thành chồng của công chúa, phò mã phải là người có ngoại hình khôi ngô, tuấn tú và cơ thể cường tráng và không mắc bệnh về sinh lý. Thậm chí, để kiểm tra năng lực sinh lý, phò mã phải để cho cung nữ hôn thử để xem có đúng là đàn ông khỏe mạnh, không mắc bệnh tật hay không.
Tiếp đến, khi đã cưới công chúa về làm vợ, phò mã thường được chỉ định chức vụ cao trong triều đình. Tuy nhiên, những chức vụ này thường chỉ có danh tiếng mà không có quyền lực thực sự.
Theo đó, con đường làm quan của phò mã dường như không có cơ hội thăng tiến, thậm chí là bị kìm hãm. Dù phò mã có là người có tài đến đâu cũng không được trọng dụng. Hoàng đế làm như vậy nhằm ngăn xảy ra tình huống phò mã chiếm quyền.
Thêm nữa, cưới được công chúa không phải là điều hạnh phúc mỹ mãn. Bởi lẽ, phò mã và tất cả thành viên trong gia đình vẫn phải giữ lễ quân - thần với con gái vua.
Mọi việc trong gia đình đều do công chúa làm chủ. Nếu phò mã và gia đình nhà chồng làm công chúa tức giận thì có thể đối mặt với những hình phạt khủng khiếp.
Vào thời nhà Minh, phò mã còn phải tuân thủ hàng loạt quy định "oái ăm" như phải chào hỏi công chúa 4 lần/ngày, luôn tìm cách khiến vợ vui vẻ. Khi công chúa ăn cơm, phò mã đứng ở bên hầu hạ. Thậm chí, khi phò mã muốn ân ái với công chúa thì cần phải có sự đồng ý của nhũ mẫu.
Khác với nam giới thời phong kiến có thể lấy nhiều vợ, phò mã không được phép có suy nghĩ cưới thêm người khác. Do vậy, họ chỉ có công chúa là người vợ duy nhất. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư người Việt bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.