Vào đầu thế kỷ 15, Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), đổi tên kinh đô cũ thành Nam Kinh. Đây là cuộc dời đô quan trọng nhất nhưng cũng đẫm máu bậc nhất lịch sử Trung Hoa.Theo sử sách, sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu, trở thành Kiến Văn hoàng đế. Tuy nhiên, những ngày giữ ngai vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn hoàng đế không kéo dài được bao lâu.Người chú thứ tư của ông là Yến Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh) là một người mưu lược và đầy tham vọng quyền lực. Chu Đệ đã khởi binh lật đổ nhà vua, soán ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc hoàng đế.Cuộc soán ngôi của Chu Đệ bị các quan lại trung thành với Kiến Văn hoàng đế coi là nghịch đạo, dẫn đến phong trào phản kháng lớn. Và chu Đệ đã trấn áp cuộc nổi dậy này bằng bàn tay sắt.Những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi… trong khi những phụ nữ thân quyến bị đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ.Khắp nơi ở kinh đô, không nơi nào không đổ máu. Những hình ảnh này khiến tâm thế Chu Đệ - Vĩnh Lạc Hoàng luôn trong trạng thái bất an. Và ông đã phải tính chuyện dời đô đến một nơi mà ông không còn bị sự chết chóc ám ảnh.Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh tính đến chuyện dời đô. Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình (Bắc Kinh) nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự.Một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Năm 1406, hàng trăm vạn người được điều động xây dựng cung điện ở Bắc Kinh. Đến năm 1421, toàn bộ triều đình dời về kinh đô mới. Kể từ quyết định dời đô đến Bắc Kinh của Vĩnh Lạc hoàng đế, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô và cũng là thủ đô của Trung Quốc cho đến ngày nay. Mời quý độc giả xem video: Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành.
Vào đầu thế kỷ 15, Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), đổi tên kinh đô cũ thành Nam Kinh. Đây là cuộc dời đô quan trọng nhất nhưng cũng đẫm máu bậc nhất lịch sử Trung Hoa.
Theo sử sách, sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Hoàng thái tôn kế thừa ngôi báu, trở thành Kiến Văn hoàng đế. Tuy nhiên, những ngày giữ ngai vàng, điều hành đất nước của Kiến Văn hoàng đế không kéo dài được bao lâu.
Người chú thứ tư của ông là Yến Vương Chu Đệ trấn thủ Bắc Bình (nay là Bắc Kinh) là một người mưu lược và đầy tham vọng quyền lực. Chu Đệ đã khởi binh lật đổ nhà vua, soán ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc hoàng đế.
Cuộc soán ngôi của Chu Đệ bị các quan lại trung thành với Kiến Văn hoàng đế coi là nghịch đạo, dẫn đến phong trào phản kháng lớn. Và chu Đệ đã trấn áp cuộc nổi dậy này bằng bàn tay sắt.
Những người tham gia vào các hoạt động phản đối Vĩnh Lạc hoàng đế đều bị trừng phạt bằng những nhục hình dã man như lột da, thả vào vạc dầu, nấu trong nước sôi… trong khi những phụ nữ thân quyến bị đưa đến các lầu xanh làm kỹ nữ.
Khắp nơi ở kinh đô, không nơi nào không đổ máu. Những hình ảnh này khiến tâm thế Chu Đệ - Vĩnh Lạc Hoàng luôn trong trạng thái bất an. Và ông đã phải tính chuyện dời đô đến một nơi mà ông không còn bị sự chết chóc ám ảnh.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa khiến vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh tính đến chuyện dời đô. Chu Đệ từng trấn thủ Bắc Bình (Bắc Kinh) nhiều năm, hơn ai hết, ông biết nơi này có một vị trí quan trọng như thế nào về mặt quân sự.
Một công đôi việc, đó là lý do Vĩnh Lạc hoàng đế quyết định dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Năm 1406, hàng trăm vạn người được điều động xây dựng cung điện ở Bắc Kinh. Đến năm 1421, toàn bộ triều đình dời về kinh đô mới. Kể từ quyết định dời đô đến Bắc Kinh của Vĩnh Lạc hoàng đế, địa danh này qua nhiều thời kỳ vẫn liên tục được duy trì làm kinh đô và cũng là thủ đô của Trung Quốc cho đến ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Những sự thật thú vị về Vạn Lý Trường Thành.