Khi làm việc trong Tử Cấm Thành, các cung nữ, thái giám luôn phải cẩn thẩn, tỉ mỉ từng lời nói, hành động. Họ phải luôn cố gắng làm tốt công việc khiến hoàng đế, các phi tần hài lòng. Nếu không may phạm lỗi thì họ sẽ có thể đối mặt với những hình phạt như phạt quỳ, đánh, thậm chí là phải trả giá bằng cả tính mạng.Trong thời gian làm việc trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám luôn thấp thỏm, sợ hãi Thận Hình ty. Họ coi nơi đó như "quỷ môn quan" vì một khi bước vào nơi đó thì sẽ khó có thể lành lặn bước trở ra.Thận Hình ty là cơ quan điều tra, xét xử các thái giám, cung nữ khi phạm tội. Cơ quan này thuộc phủ Nội vụ. Ban đầu, Thận Hình ty có tên gọi Thượng Phương ti.Vào năm 1655, Thượng Phương ti được đổi tên thành Thượng Phương viện. Năm 1677, cơ quan này một lần nữa đổi tên thành Thận Hình ty.Khi bị đưa tới Thận Hình ty, các thái giám, cung nữ sẽ phải đối mặt với nhiều kiểu tra khảo tàn khốc.Hậu quả là nhiều cung nữ, thái giám bị thương tật, thậm chí tàn phế sau khi trải qua những kiểu tra khảo rùng rợn ngay cả khi được phán quyết là vô tội.Trong khi đó, không ít cung nữ, thái giám khai nhận tội do không thể chịu được những lần tra khảo tàn khốc gây đau đớn, tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.Thậm chí, một số cung nữ, thái giám tử vong trong quá trình bị tra khảo, thẩm vấn ở Thận Hình ty. Chính vì vậy, những người sống trong cung truyền tai nhau về sự đáng sợ của cơ quan này.Tuy nhiên, không phải vụ án nào xảy ra trong cung cũng do Thận Hình ty phụ trách. Những vụ án liên quan đến các phi tần sống vào thời nhà Thanh sẽ do Hoàng hậu "xử lý". Nếu vụ việc nghiêm trọng thì sẽ do đích thân hoàng đế đứng ra điều tra, xét xử.Điểu hình là việc vào năm 1778 xảy ra sự việc Đôn Phi đã đánh chết một cung nữ làm cho hậu cung "dậy sóng". Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên hoàng đế Càn Long đích thân thẩm vấn. Cuối cùng, nhà vua xử phạt Đôn Phi bằng việc giáng bà xuống làm "Tần".Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Khi làm việc trong Tử Cấm Thành, các cung nữ, thái giám luôn phải cẩn thẩn, tỉ mỉ từng lời nói, hành động. Họ phải luôn cố gắng làm tốt công việc khiến hoàng đế, các phi tần hài lòng. Nếu không may phạm lỗi thì họ sẽ có thể đối mặt với những hình phạt như phạt quỳ, đánh, thậm chí là phải trả giá bằng cả tính mạng.
Trong thời gian làm việc trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám luôn thấp thỏm, sợ hãi Thận Hình ty. Họ coi nơi đó như "quỷ môn quan" vì một khi bước vào nơi đó thì sẽ khó có thể lành lặn bước trở ra.
Thận Hình ty là cơ quan điều tra, xét xử các thái giám, cung nữ khi phạm tội. Cơ quan này thuộc phủ Nội vụ. Ban đầu, Thận Hình ty có tên gọi Thượng Phương ti.
Vào năm 1655, Thượng Phương ti được đổi tên thành Thượng Phương viện. Năm 1677, cơ quan này một lần nữa đổi tên thành Thận Hình ty.
Khi bị đưa tới Thận Hình ty, các thái giám, cung nữ sẽ phải đối mặt với nhiều kiểu tra khảo tàn khốc.
Hậu quả là nhiều cung nữ, thái giám bị thương tật, thậm chí tàn phế sau khi trải qua những kiểu tra khảo rùng rợn ngay cả khi được phán quyết là vô tội.
Trong khi đó, không ít cung nữ, thái giám khai nhận tội do không thể chịu được những lần tra khảo tàn khốc gây đau đớn, tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.
Thậm chí, một số cung nữ, thái giám tử vong trong quá trình bị tra khảo, thẩm vấn ở Thận Hình ty. Chính vì vậy, những người sống trong cung truyền tai nhau về sự đáng sợ của cơ quan này.
Tuy nhiên, không phải vụ án nào xảy ra trong cung cũng do Thận Hình ty phụ trách. Những vụ án liên quan đến các phi tần sống vào thời nhà Thanh sẽ do Hoàng hậu "xử lý". Nếu vụ việc nghiêm trọng thì sẽ do đích thân hoàng đế đứng ra điều tra, xét xử.
Điểu hình là việc vào năm 1778 xảy ra sự việc Đôn Phi đã đánh chết một cung nữ làm cho hậu cung "dậy sóng". Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc nên hoàng đế Càn Long đích thân thẩm vấn. Cuối cùng, nhà vua xử phạt Đôn Phi bằng việc giáng bà xuống làm "Tần".
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.