Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện hoàng gia tráng lệ - nơi ở của các hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh. Là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn nhỏ.Trong số hàng trăm cung điện, một kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành gây chú ý khi được trang trí nhiều hoa văn rồng nhất. Nơi đó chính là điện Thái Hòa - cấu trúc được hoàn toàn được làm bằng gỗ.Điện Thái Hòa là điện quan trọng nhất trong Tử Cấm Thành. Kiến trúc này được xem là biểu tượng quyền lực của hoàng đế dưới thời phong kiến. Dưới thời phong kiến, Hoàng đế tự coi mình là "Thiên Tử" (con trời). Do vậy, mọi cảnh vật xung quanh không được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh.Ban đầu, dưới thời nhà Minh, điện có tên là Phụng Thiên. Đến thời hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh, kiến trúc này được đổi tên thành Thái Hòa và sử dụng tên gọi đó cho đến nay.Điện Thái Hòa có diện tích 2.377 m2, gồm 55 gian khác nhau và 72 chiếc cột lớn. Những cột lớn này được thiết kế để nâng đỡ trọng lượng hơn 4 tấn của toàn bộ điện Thái Hòa.Là điện lớn nhất trong 3 đại điện và là nơi Hoàng đế các triều tổ chức nhiều nghi lễ quan trọng nhất nên điện Thái Hòa được trang trí với nhiều hoa văn rồng nhất.Theo quan niệm của người Trung Quốc thời phong kiến, rồng tiêu biểu cho quyền lực của hoàng đế. Do vậy, điện Thái Hòa được trang trí với 12.654 hình con rồng uốn lượn theo nhiều hình dáng khác nhau.Trong đó, nóc phía ngoài mái điện Thái Hòa ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có bố trí nhiều tượng con vật nhỏ.Tiếp đến, các cửa ra vào cửa sổ đều chạm khắc hoa văn hình rồng. Đặc biệt, bên trong điện Thái Hòa có bệ rồng quyền lực của hoàng đế. Bệ rồng là ngau vàng đặt trên bục gỗ với thiết kế 5 con rồng cuộn tròn xung quanh.Hai bên bệ rồng là 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng được trang trí bằng hình những con rồng vàng lượn khúc. Nhiều nơi khác trong điện Thái Hòa cũng được trang trí với hoa văn rồng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là cung điện hoàng gia tráng lệ - nơi ở của các hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh. Là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn nhỏ.
Trong số hàng trăm cung điện, một kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành gây chú ý khi được trang trí nhiều hoa văn rồng nhất. Nơi đó chính là điện Thái Hòa - cấu trúc được hoàn toàn được làm bằng gỗ.
Điện Thái Hòa là điện quan trọng nhất trong Tử Cấm Thành. Kiến trúc này được xem là biểu tượng quyền lực của hoàng đế dưới thời phong kiến. Dưới thời phong kiến, Hoàng đế tự coi mình là "Thiên Tử" (con trời). Do vậy, mọi cảnh vật xung quanh không được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh.
Ban đầu, dưới thời nhà Minh, điện có tên là Phụng Thiên. Đến thời hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh, kiến trúc này được đổi tên thành Thái Hòa và sử dụng tên gọi đó cho đến nay.
Điện Thái Hòa có diện tích 2.377 m2, gồm 55 gian khác nhau và 72 chiếc cột lớn. Những cột lớn này được thiết kế để nâng đỡ trọng lượng hơn 4 tấn của toàn bộ điện Thái Hòa.
Là điện lớn nhất trong 3 đại điện và là nơi Hoàng đế các triều tổ chức nhiều nghi lễ quan trọng nhất nên điện Thái Hòa được trang trí với nhiều hoa văn rồng nhất.
Theo quan niệm của người Trung Quốc thời phong kiến, rồng tiêu biểu cho quyền lực của hoàng đế. Do vậy, điện Thái Hòa được trang trí với 12.654 hình con rồng uốn lượn theo nhiều hình dáng khác nhau.
Trong đó, nóc phía ngoài mái điện Thái Hòa ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có bố trí nhiều tượng con vật nhỏ.
Tiếp đến, các cửa ra vào cửa sổ đều chạm khắc hoa văn hình rồng. Đặc biệt, bên trong điện Thái Hòa có bệ rồng quyền lực của hoàng đế. Bệ rồng là ngau vàng đặt trên bục gỗ với thiết kế 5 con rồng cuộn tròn xung quanh.
Hai bên bệ rồng là 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng được trang trí bằng hình những con rồng vàng lượn khúc. Nhiều nơi khác trong điện Thái Hòa cũng được trang trí với hoa văn rồng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.