Hoàng đế Khang Hy (1654 - 1722) lên ngai vàng từ khi 8 tuổi nổi tiếng là một trong những vị vua có thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (tại vị trong 61 năm).Ngay từ khi lên ngôi báu, hoàng đế Khang Hy bộc lộ là một nhà cai trị thông minh, am hiểu nhiều lĩnh vực và có tài trị nước. Nhờ vậy, trong suốt thời gian ông trị vì, đất nước phát triển hưng thịnh, dân chúng an cư lạc nghiệp.Thế nhưng, ít ai biết rằng, dưới thời vua Khang Hy, hàng ngàn cung nữ chết thảm vì bệnh đậu mùa.Theo các nhà nghiên cứu, bệnh đậu mùa từng nhiều lần bùng phát trong thời kỳ hoàng đế Khang Hy trị vì đất nước. Vào thời điểm ấy, căn bệnh này chưa có thuốc hay phương pháp chữa trị hiệu quả. Do đó, nhiều người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.Thậm chí, người Mãn Thanh chưa từng mắc đậu mùa trước khi tiến vào Trung Nguyên. Vậy nên, sau khi đánh bại nhà Minh, triều đình nhà Thanh cho rằng, người Hán đã lây căn bệnh đó cho họ.Xuất phát từ quan niệm này, triều đình nhà Thanh đuổi những gia đình người Hán mắc bệnh đậu mùa ra khỏi kinh thành khi bùng phát dịch bệnh.Do có nhiều người Mãn Thanh mắc bệnh đậu mùa nên hoàng đế Khang Hy muốn tìm ra phương thuốc hiệu quả giúp cứu sống nhiều người. Vì vậy, ông cho các thái y trong cung tìm kiếm cách chữa khỏi căn bệnh này.Về sau, hoàng đế Khang Hy biết đến phương pháp “lấy độc trị độc” trong điều trị bệnh tật và cho rằng cách này có thể chữa tận gốc bệnh đậu mùa.Vậy nên, hoàng đế Khang Hy quyết định giao cho thái y dùng phương pháp tàn khốc trên để trị bệnh đậu mùa. Họ chọn ra nhiều cung nữ tuổi từ 16 - 50, chủ yếu là người Hán. Số cung nữ này được đưa tới một nơi riêng để cho lây nhiễm bệnh đậu mùa.Do trong giai đoạn thử nghiệm nên nhiều cung nữ tử vong vì nhiễm bệnh đậu mùa. Sau 3 năm áp dụng phương pháp trên, ước tính hàng ngàn cung nữ chết thảm vì không thể chiến thắng căn bệnh đó. Mời độc giả xem video: Bị bán sang Trung Quốc, cô gái 20 tuổi thành kẻ buôn người. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Khang Hy (1654 - 1722) lên ngai vàng từ khi 8 tuổi nổi tiếng là một trong những vị vua có thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (tại vị trong 61 năm).
Ngay từ khi lên ngôi báu, hoàng đế Khang Hy bộc lộ là một nhà cai trị thông minh, am hiểu nhiều lĩnh vực và có tài trị nước. Nhờ vậy, trong suốt thời gian ông trị vì, đất nước phát triển hưng thịnh, dân chúng an cư lạc nghiệp.
Thế nhưng, ít ai biết rằng, dưới thời vua Khang Hy, hàng ngàn cung nữ chết thảm vì bệnh đậu mùa.
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh đậu mùa từng nhiều lần bùng phát trong thời kỳ hoàng đế Khang Hy trị vì đất nước. Vào thời điểm ấy, căn bệnh này chưa có thuốc hay phương pháp chữa trị hiệu quả. Do đó, nhiều người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.
Thậm chí, người Mãn Thanh chưa từng mắc đậu mùa trước khi tiến vào Trung Nguyên. Vậy nên, sau khi đánh bại nhà Minh, triều đình nhà Thanh cho rằng, người Hán đã lây căn bệnh đó cho họ.
Xuất phát từ quan niệm này, triều đình nhà Thanh đuổi những gia đình người Hán mắc bệnh đậu mùa ra khỏi kinh thành khi bùng phát dịch bệnh.
Do có nhiều người Mãn Thanh mắc bệnh đậu mùa nên hoàng đế Khang Hy muốn tìm ra phương thuốc hiệu quả giúp cứu sống nhiều người. Vì vậy, ông cho các thái y trong cung tìm kiếm cách chữa khỏi căn bệnh này.
Về sau, hoàng đế Khang Hy biết đến phương pháp “lấy độc trị độc” trong điều trị bệnh tật và cho rằng cách này có thể chữa tận gốc bệnh đậu mùa.
Vậy nên, hoàng đế Khang Hy quyết định giao cho thái y dùng phương pháp tàn khốc trên để trị bệnh đậu mùa. Họ chọn ra nhiều cung nữ tuổi từ 16 - 50, chủ yếu là người Hán. Số cung nữ này được đưa tới một nơi riêng để cho lây nhiễm bệnh đậu mùa.
Do trong giai đoạn thử nghiệm nên nhiều cung nữ tử vong vì nhiễm bệnh đậu mùa. Sau 3 năm áp dụng phương pháp trên, ước tính hàng ngàn cung nữ chết thảm vì không thể chiến thắng căn bệnh đó.
Mời độc giả xem video: Bị bán sang Trung Quốc, cô gái 20 tuổi thành kẻ buôn người. Nguồn: THDT.