Vào ngày 25/7/2001, " cơn mưa máu" bí ẩn trút xuống bang Kerala, Ấn Độ khiến nhiều người bất ngờ và cảm thấy khó hiểu. Sự việc nàu xảy ra ở nhiều khu vực tại Kerala cũng như kéo dài tới ngày 23/9/2001.Việc nước mưa có màu đỏ như máu thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Họ đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về cơn mưa "đặc biệt" này.Nhà khoa học Ấn Độ - Tiến sĩ Godfrey Louis, nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi là một trong số đó,. Ông đã thu thập mẫu nước mưa đỏ như máu xảy ra tại quốc gia này và tiến hành các nghiên cứu, phân tích các mẫu.Theo đó, Tiến sĩ Godfrey phát hiện các tế bào sinh học bé nhỏ có trong nước mưa tại "cơn mưa máu".Do các tế bào này không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên Trái đất - nên Tiến sĩ Godfrey cho rằng có thể chúng là các dạng sống ngoài hành tinh.Các thí nghiệm của Tiến sĩ Godfrey cũng phát hiện các phần tử có thể thiếu ADN nhưng vẫn còn khả năng sinh sản dồi dào. Thậm chí, chúng có thể tồn tại trong nước ở điều kiện lên đến 300 độ C.Hiện tại, các nhà khoa học xác định giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước là khoảng 120 độ C.Tiến sĩ Godfrey suy đoán các phần tử trên có thể là vi khuẩn ngoài hành tinh thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong không gian.Ngoài ra, các vi khuẩn có thể bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó rơi ra trong khí quyển trên cao trước khi hòa vào các đám mây rồi gây ra "mưa máu" ở Ấn Độ.Quan điểm do Tiến sĩ Godfrey đưa ra khiến một bộ phận dư luận tin rằng, đây chính là bằng chứng về sự tồn tại của ngoài hành tinh cũng như họ có thể từng ghé thăm Trái đất.Mời độc giả xem video: Khủng hoảng nước sạch tại Ấn Độ. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 25/7/2001, " cơn mưa máu" bí ẩn trút xuống bang Kerala, Ấn Độ khiến nhiều người bất ngờ và cảm thấy khó hiểu. Sự việc nàu xảy ra ở nhiều khu vực tại Kerala cũng như kéo dài tới ngày 23/9/2001.
Việc nước mưa có màu đỏ như máu thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Họ đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về cơn mưa "đặc biệt" này.
Nhà khoa học Ấn Độ - Tiến sĩ Godfrey Louis, nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi là một trong số đó,. Ông đã thu thập mẫu nước mưa đỏ như máu xảy ra tại quốc gia này và tiến hành các nghiên cứu, phân tích các mẫu.
Theo đó, Tiến sĩ Godfrey phát hiện các tế bào sinh học bé nhỏ có trong nước mưa tại "cơn mưa máu".
Do các tế bào này không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên Trái đất - nên Tiến sĩ Godfrey cho rằng có thể chúng là các dạng sống ngoài hành tinh.
Các thí nghiệm của Tiến sĩ Godfrey cũng phát hiện các phần tử có thể thiếu ADN nhưng vẫn còn khả năng sinh sản dồi dào. Thậm chí, chúng có thể tồn tại trong nước ở điều kiện lên đến 300 độ C.
Hiện tại, các nhà khoa học xác định giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước là khoảng 120 độ C.
Tiến sĩ Godfrey suy đoán các phần tử trên có thể là vi khuẩn ngoài hành tinh thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong không gian.
Ngoài ra, các vi khuẩn có thể bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó rơi ra trong khí quyển trên cao trước khi hòa vào các đám mây rồi gây ra "mưa máu" ở Ấn Độ.
Quan điểm do Tiến sĩ Godfrey đưa ra khiến một bộ phận dư luận tin rằng, đây chính là bằng chứng về sự tồn tại của ngoài hành tinh cũng như họ có thể từng ghé thăm Trái đất.
Mời độc giả xem video: Khủng hoảng nước sạch tại Ấn Độ. Nguồn: VTV24.