Phóng viên ảnh Larry Burrows của tạp chí Life chụp được nhiều bức ảnh giá trị về chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh là Trung sĩ Jeremiah Purdie bị thương (băng đầu) đang hướng tới đồng đội bị thương sau trận chiến ác liệt ở khu vực phi quân sự, Việt Nam tháng 10/1966.Nhiếp ảnh gia AP Nick Ut nổi tiếng thế giới với bức ảnh "Em bé Napalm" chụp năm 1972. Hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng loạn bỏ chạy trong tình trạng bị bỏng nặng cùng một số đứa trẻ khác sau khi máy bay thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh phơi bày hậu quả kinh hoàng của cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.Khoảnh khắc gây ám ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" (Saigon Execution) chụp năm 1968 của nhiếp ảnh gia Eddie Adams.Trực thăng của Mỹ di chuyển thi thể một lính nhảy dù Mỹ tử trận khi thực hiện nhiệm vụ ở khu rừng của Việt Nam gần biên giới Campuchia năm 1966.Nhiều dân thường thương vong và mất nhà cửa trong chiến tranh Việt Nam.Bức ảnh "Niềm vui vỡ òa" của phóng viên hãng tin AP Slava "Sal" Veder chụp vào ngày 17/3/1973 tại căn cứ không quân Travis, bang California, Mỹ. Khoảnh khắc cựu binh chiến tranh Việt Nam, Trung tá Robert L.Stirm đoàn tụ với gia đình chạm vào trái tim nhiều người.Nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp khoảnh khắc trực thăng của Mỹ hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất làm nhiệm vụ khi tham chiến tại Việt Nam năm 1969.Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Sài Gòn. Bức ảnh kinh điển về chiến tranh Việt Nam này sau khi được công bố đã gây chấn động dư luận thế giới và tạo ra làn sóng phản chiến ở Mỹ và các nước.Trực thăng Mỹ cất cánh tại một khu đất trống ở Việt Nam năm 1965.Nhiếp ảnh gia Art Greenspon gây chú ý với bức ảnh chụp lính Mỹ bị thương đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế vào tháng 4/1968. Nhân vật trung tâm của bức ảnh là một người lính giơ hai tay lên cao ra hiệu, hướng dẫn trực thăng hạ cánh. Đôi tay của người này giống như đang cầu nguyện mong sớm thoát khỏi chiến trường đẫm máu.
Mời quý độc giả xem video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh (nguồn: VTC14)
Phóng viên ảnh Larry Burrows của tạp chí Life chụp được nhiều bức ảnh giá trị về chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh là Trung sĩ Jeremiah Purdie bị thương (băng đầu) đang hướng tới đồng đội bị thương sau trận chiến ác liệt ở khu vực phi quân sự, Việt Nam tháng 10/1966.
Nhiếp ảnh gia AP Nick Ut nổi tiếng thế giới với bức ảnh "Em bé Napalm" chụp năm 1972. Hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng loạn bỏ chạy trong tình trạng bị bỏng nặng cùng một số đứa trẻ khác sau khi máy bay thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh phơi bày hậu quả kinh hoàng của cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Khoảnh khắc gây ám ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" (Saigon Execution) chụp năm 1968 của nhiếp ảnh gia Eddie Adams.
Trực thăng của Mỹ di chuyển thi thể một lính nhảy dù Mỹ tử trận khi thực hiện nhiệm vụ ở khu rừng của Việt Nam gần biên giới Campuchia năm 1966.
Nhiều dân thường thương vong và mất nhà cửa trong chiến tranh Việt Nam.
Bức ảnh "Niềm vui vỡ òa" của phóng viên hãng tin AP Slava "Sal" Veder chụp vào ngày 17/3/1973 tại căn cứ không quân Travis, bang California, Mỹ. Khoảnh khắc cựu binh chiến tranh Việt Nam, Trung tá Robert L.Stirm đoàn tụ với gia đình chạm vào trái tim nhiều người.
Nhiếp ảnh gia Horst Faas chụp khoảnh khắc trực thăng của Mỹ hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất làm nhiệm vụ khi tham chiến tại Việt Nam năm 1969.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6/1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Sài Gòn. Bức ảnh kinh điển về chiến tranh Việt Nam này sau khi được công bố đã gây chấn động dư luận thế giới và tạo ra làn sóng phản chiến ở Mỹ và các nước.
Trực thăng Mỹ cất cánh tại một khu đất trống ở Việt Nam năm 1965.
Nhiếp ảnh gia Art Greenspon gây chú ý với bức ảnh chụp lính Mỹ bị thương đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế vào tháng 4/1968. Nhân vật trung tâm của bức ảnh là một người lính giơ hai tay lên cao ra hiệu, hướng dẫn trực thăng hạ cánh. Đôi tay của người này giống như đang cầu nguyện mong sớm thoát khỏi chiến trường đẫm máu.
Mời quý độc giả xem video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh (nguồn: VTC14)