Danube là tên của con sông dài thứ hai châu Âu, chỉ xếp sau sông Volga của Nga. Con sông này chảy qua 8 nước, bắt nguồn từ Đức và kết thúc ở Ukraine. Dòng sông này cũng là chứng nhân lịch sử cho rất nhiều những cuộc chiến, cuộc hành quyết đẫm máu.Trên bờ sông Danube ở thành phố Budapest, nằm cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300 m, một công trình điêu khắc bằng sắt dài 40 m trở thành điểm tham qua, nơi tưởng niệm vô cùng nổi tiếng.Ở đó có một bia tưởng niệm với dòng chữ: " Dành cho những nạn nhân bị bắn bên dòng sông Danube bởi quân đội Chữ Thập Chéo từ năm 1944-1945" cùng với rất nhiều những đôi giày được làm bằng sắt ở xung quanh.Trong thời gian ngắn ngủi cầm quyền từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945, đảng xã hội quốc gia “Chữ Thập Chéo” đã giết chết khoảng 50,000 người bên bờ sông Danube, và chở khoảng 80,000 người khác ra khỏi Hungaria, đến trại Auchswitz ở Ba Lan.Trước khi bị các thành viên thuộc đảng Chữ Thập Chéo - phe thân Hitler ở Budapest sát hại - nhiều nạn nhân từ già trẻ, lớn bé không phân biệt trai, gái đều bị dồn đến trước dòng sông.Chúng bắt họ phải cởi giày để lại trên bờ và bắn họ rồi quăng xác xuống sông, cho nước cuốn trôi. Các nạn nhân phải cởi bỏ lại giày dép vì đây là những món đồ có giá trị trong thời chiến và quân phát xít đã thu gom chúng lại để giao dịch trên thị trường chợ đen.Được biết đến với tên gọi " Những đôi giày bên bờ sông Danube" , công trình tưởng niệm này chính là ý tưởng của đạo diễn phim Can Togay và chạm khắc nhờ bàn tay tài hoa của Gyula PauerĐiêu khắc gia đài tưởng niệm này đã tạo lại cảnh tượng này bằng 60 đôi giày kiểu thời đó, để lại bên dòng sông Danube nơi họ bị xử tử ngày xưa, để tưởng nhớ tới họ. Những đôi giày bằng sắt này được cột lại rất chắc với đá lót đường.Trên bờ sông Danube ở thành phố Budapest, người Do Thái phải cởi giày để lại ở đây như trong đài kỷ niệm này và bị bắn chết, xác liệng xuống sông để trôi đi nơi khác.Ngày nay, hình ảnh về những đôi giày vô chủ nằm rải rác bên bờ sông với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau trở thành một điểm đến nổi tiếng tại Budapest. Du khách đến đây không chỉ để dành một phút mặc niệm cho những người đã chết mà còn được hiểu một cách rõ nét và tường tận hơn về những thăng trầm, mất mát mà người dân Hungary phải gánh chịu trong chiến tranh.
Danube là tên của con sông dài thứ hai châu Âu, chỉ xếp sau sông Volga của Nga. Con sông này chảy qua 8 nước, bắt nguồn từ Đức và kết thúc ở Ukraine. Dòng sông này cũng là chứng nhân lịch sử cho rất nhiều những cuộc chiến, cuộc hành quyết đẫm máu.
Trên bờ sông Danube ở thành phố Budapest, nằm cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300 m, một công trình điêu khắc bằng sắt dài 40 m trở thành điểm tham qua, nơi tưởng niệm vô cùng nổi tiếng.
Ở đó có một bia tưởng niệm với dòng chữ: " Dành cho những nạn nhân bị bắn bên dòng sông Danube bởi quân đội Chữ Thập Chéo từ năm 1944-1945" cùng với rất nhiều những đôi giày được làm bằng sắt ở xung quanh.
Trong thời gian ngắn ngủi cầm quyền từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945, đảng xã hội quốc gia “Chữ Thập Chéo” đã giết chết khoảng 50,000 người bên bờ sông Danube, và chở khoảng 80,000 người khác ra khỏi Hungaria, đến trại Auchswitz ở Ba Lan.
Trước khi bị các thành viên thuộc đảng Chữ Thập Chéo - phe thân Hitler ở Budapest sát hại - nhiều nạn nhân từ già trẻ, lớn bé không phân biệt trai, gái đều bị dồn đến trước dòng sông.
Chúng bắt họ phải cởi giày để lại trên bờ và bắn họ rồi quăng xác xuống sông, cho nước cuốn trôi. Các nạn nhân phải cởi bỏ lại giày dép vì đây là những món đồ có giá trị trong thời chiến và quân phát xít đã thu gom chúng lại để giao dịch trên thị trường chợ đen.
Được biết đến với tên gọi " Những đôi giày bên bờ sông Danube" , công trình tưởng niệm này chính là ý tưởng của đạo diễn phim Can Togay và chạm khắc nhờ bàn tay tài hoa của Gyula Pauer
Điêu khắc gia đài tưởng niệm này đã tạo lại cảnh tượng này bằng 60 đôi giày kiểu thời đó, để lại bên dòng sông Danube nơi họ bị xử tử ngày xưa, để tưởng nhớ tới họ. Những đôi giày bằng sắt này được cột lại rất chắc với đá lót đường.
Trên bờ sông Danube ở thành phố Budapest, người Do Thái phải cởi giày để lại ở đây như trong đài kỷ niệm này và bị bắn chết, xác liệng xuống sông để trôi đi nơi khác.
Ngày nay, hình ảnh về những đôi giày vô chủ nằm rải rác bên bờ sông với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau trở thành một điểm đến nổi tiếng tại Budapest.
Du khách đến đây không chỉ để dành một phút mặc niệm cho những người đã chết mà còn được hiểu một cách rõ nét và tường tận hơn về những thăng trầm, mất mát mà người dân Hungary phải gánh chịu trong chiến tranh.