Theo sách giáo khoa lịch sử, Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt phục vụ trong quân đội Pháp đóng ở thành Hà Nội. Vụ đầu độc này diễn ra ngày 27/6/1908, nằm trong kế hoạch khởi nghĩa của binh lính người Việt ở Hà Nội kết hợp nghĩa quân Yên Thế.Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên (Hai Hiên) cùng bếp Xuân, bếp Nhiếp, "đội Nhân", Nguyễn Trí Bình, Dương Bé... Tất cả có trên 10 người, thực hiện nhiệm vụ đầu độc 2.000 binh lính Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy, mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên.Mục đích đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng sự tham gia của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch, để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.Trong vụ Hà Thành đầu độc, các thủ lĩnh yêu nước người Việt sử dụng cà độc dược trộn vào thức ăn làm 125 tên Pháp trúng độc và bất tỉnh. Tuy vậy, kế hoạch này không giành thắng lợi cuối cùng khi sớm bị bại lộ. Quân Pháp thu hết vũ khí của binh lính người Việt. Hôm sau, Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Không có lính Pháp thiệt mạng vì độc dược.Tuy thất bại, vụ "Hà thành đầu độc" đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Điều này chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, thực dân Pháp đã phát hiện nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào đầu 1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế ở tỉnh Bắc Giang. Ông có biệt danh “Hùm thiêng Yên Thế”.Khởi nghĩ Yên Thế kéo dài trong 30 năm (1884-1913), chia làm 4 giai đoạn (1884-1892, 1892-1897, 1898-1908, 1908-1913).
Theo sách giáo khoa lịch sử, Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt phục vụ trong quân đội Pháp đóng ở thành Hà Nội. Vụ đầu độc này diễn ra ngày 27/6/1908, nằm trong kế hoạch khởi nghĩa của binh lính người Việt ở Hà Nội kết hợp nghĩa quân Yên Thế.
Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên (Hai Hiên) cùng bếp Xuân, bếp Nhiếp, "đội Nhân", Nguyễn Trí Bình, Dương Bé... Tất cả có trên 10 người, thực hiện nhiệm vụ đầu độc 2.000 binh lính Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy, mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên.
Mục đích đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng sự tham gia của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch, để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.
Trong vụ Hà Thành đầu độc, các thủ lĩnh yêu nước người Việt sử dụng cà độc dược trộn vào thức ăn làm 125 tên Pháp trúng độc và bất tỉnh. Tuy vậy, kế hoạch này không giành thắng lợi cuối cùng khi sớm bị bại lộ. Quân Pháp thu hết vũ khí của binh lính người Việt. Hôm sau, Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Không có lính Pháp thiệt mạng vì độc dược.
Tuy thất bại, vụ "Hà thành đầu độc" đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Điều này chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, thực dân Pháp đã phát hiện nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào đầu 1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.
Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế ở tỉnh Bắc Giang. Ông có biệt danh “Hùm thiêng Yên Thế”.
Khởi nghĩ Yên Thế kéo dài trong 30 năm (1884-1913), chia làm 4 giai đoạn (1884-1892, 1892-1897, 1898-1908, 1908-1913).