Theo các dòng chữ khắc trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, quả chuông này được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chủa Thiên Mụ.Về tổng thể, chuông cao 188cm chưa tính quai, đường kính miệng 140cm, đường kính thân 114,6cm, trọng lượng 1.985,8kg.Chuông được tạo hình cân đối, hoa văn và những mô-típ trên thân được chạm trổ tinh vi, sắc nét.Từ trên xuống, đầu tiên là phần quai chuông tạo hình con bồ lao hai đầu quay ra hai phía, bốn chân gắn với đỉnh chuông, lưng có bông sen, được chạm khắc rất tinh vi.Từ phần chân con bồ lao trở ra, có nhiều đường tròn nhỏ, thanh mảnh, bao quanh vai chuông và phân chia thân chuông thành nhiều phần trang trí khác nhau.Phần vai chuông rộng 10cm, trang trí bốn hình rồng và bốn hình chim phụng xen kẽ nhau, được tạo hình rất sinh động.Bên dưới vành trang trí rồng phụng ở vai chuông là thân chuông, có bốn nhóm trang trí được tạo thành bởi các đường gờ song song với nhau. Các nhóm gờ nổi này tạo thành các ô hình chữ nhật.Góc trên của mỗi ô có hoa văn hình mây, ở giữa khắc hai chữ Thọ, kiểu chữ triện, rất lớn. Quanh bốn ô này có 8 chữ “Thọ” được thể hiện theo 8 kiểu thức khác nhau. Dưới các chữ Thọ là hồi văn “cửu ngũ” rộng 10cm.Phần chính thân chuông có những đường gờ trang trí chia thân chuông thành bốn ô đều nhau.Giữa mỗi ô có đúc nổi bốn chữ Hán lớn. Xung quanh các chữ Hán này là những chữ Hán nhỏ hơn, theo kiểu chữ chân, khắc chìm quanh đường viền của bốn đại tự.Dưới phần khắc chữ này là một dải rộng 18cm, tạo bởi 6 đường gờ nổi nhỏ song song bao quanh thân chuông, nối liền với bốn núm lớn, là nơi đánh chuông, được tạo hình mặt trời cách điệu với những cụm mây tỏa ra xung quanh.Phần kế tiếp phía dưới các núm tròn là dải các biểu tượng biểu trưng cho 8 quẻ trong bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, được đúc nổi.Đáng chú ý là vị trí của 8 biểu tượng thể hiện 8 quẻ ở trên chuông đều được đặt đúng theo hướng của những quẻ này trong thiên nhiên, chẳng hạn: quẻ Chấn ở hướng Đông, quẻ Đoài ở hướng Tây, quẻ Li ở hướng Nam, quẻ Khảm ở hướng Bắc.Phía dưới là các hình chạm nổi trong bộ bát bửu, chạy quanh sát vành miệng chuông, được bố trí ở khoảng trống xen kẽ với 8 biểu tượng của bát quái ở phía trên, lần lượt là: gươm, đèn lồng, ống sáo, đàn nguyệt, hai cây bút lông, bầu rượu, phách, quạt vả.Mỗi vật quý đều có dải lụa có nút thắt quấn ngang. Bộ bát bửu này là sự kết hợp giữa bát bửu của Phật giáo với bát bửu của Đạo giáo.Phần dưới cùng của thân chuông là một đường viền nhỏ, thanh với một dải hoa văn chấm tròn chạy quanh vành chuông. Từ đường dải hoa văn này trở xuống là phần loe ra của miệng chuông, chạm nổi văn sóng nước.Miệng chuông có độ dày khoảng 10cm.Chính giữa đỉnh chuông có một lỗ tròn nhỏ, là nơi để thoát bớt sức ép của âm thanh mỗi khi đánh chuông nhằm tránh sự rạn vỡ thân chuông do tác động của âm thanh gây ra.Các nhà nghiên cứu đánh giá, các mô-típ trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.Đây thực sự là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn.Chuông được treo trên một giá đúc bằng bê tông sơn màu nâu giả gỗ. Có thể chiếc giá chuông này đã được làm lại cùng thời với đợt trùng tu điện Đại Hùng vào năm 1954.Nhà chuông có hình lục giác đều, mỗi cạnh có một cửa vòm. Có một lối đi ba bậc cấp, lát đá thanh, hai bên không có lan can.Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Cục Di sản Văn hóa).
Theo các dòng chữ khắc trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ, quả chuông này được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chủa Thiên Mụ.
Về tổng thể, chuông cao 188cm chưa tính quai, đường kính miệng 140cm, đường kính thân 114,6cm, trọng lượng 1.985,8kg.
Chuông được tạo hình cân đối, hoa văn và những mô-típ trên thân được chạm trổ tinh vi, sắc nét.
Từ trên xuống, đầu tiên là phần quai chuông tạo hình con bồ lao hai đầu quay ra hai phía, bốn chân gắn với đỉnh chuông, lưng có bông sen, được chạm khắc rất tinh vi.
Từ phần chân con bồ lao trở ra, có nhiều đường tròn nhỏ, thanh mảnh, bao quanh vai chuông và phân chia thân chuông thành nhiều phần trang trí khác nhau.
Phần vai chuông rộng 10cm, trang trí bốn hình rồng và bốn hình chim phụng xen kẽ nhau, được tạo hình rất sinh động.
Bên dưới vành trang trí rồng phụng ở vai chuông là thân chuông, có bốn nhóm trang trí được tạo thành bởi các đường gờ song song với nhau. Các nhóm gờ nổi này tạo thành các ô hình chữ nhật.
Góc trên của mỗi ô có hoa văn hình mây, ở giữa khắc hai chữ Thọ, kiểu chữ triện, rất lớn. Quanh bốn ô này có 8 chữ “Thọ” được thể hiện theo 8 kiểu thức khác nhau. Dưới các chữ Thọ là hồi văn “cửu ngũ” rộng 10cm.
Phần chính thân chuông có những đường gờ trang trí chia thân chuông thành bốn ô đều nhau.
Giữa mỗi ô có đúc nổi bốn chữ Hán lớn. Xung quanh các chữ Hán này là những chữ Hán nhỏ hơn, theo kiểu chữ chân, khắc chìm quanh đường viền của bốn đại tự.
Dưới phần khắc chữ này là một dải rộng 18cm, tạo bởi 6 đường gờ nổi nhỏ song song bao quanh thân chuông, nối liền với bốn núm lớn, là nơi đánh chuông, được tạo hình mặt trời cách điệu với những cụm mây tỏa ra xung quanh.
Phần kế tiếp phía dưới các núm tròn là dải các biểu tượng biểu trưng cho 8 quẻ trong bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, được đúc nổi.
Đáng chú ý là vị trí của 8 biểu tượng thể hiện 8 quẻ ở trên chuông đều được đặt đúng theo hướng của những quẻ này trong thiên nhiên, chẳng hạn: quẻ Chấn ở hướng Đông, quẻ Đoài ở hướng Tây, quẻ Li ở hướng Nam, quẻ Khảm ở hướng Bắc.
Phía dưới là các hình chạm nổi trong bộ bát bửu, chạy quanh sát vành miệng chuông, được bố trí ở khoảng trống xen kẽ với 8 biểu tượng của bát quái ở phía trên, lần lượt là: gươm, đèn lồng, ống sáo, đàn nguyệt, hai cây bút lông, bầu rượu, phách, quạt vả.
Mỗi vật quý đều có dải lụa có nút thắt quấn ngang. Bộ bát bửu này là sự kết hợp giữa bát bửu của Phật giáo với bát bửu của Đạo giáo.
Phần dưới cùng của thân chuông là một đường viền nhỏ, thanh với một dải hoa văn chấm tròn chạy quanh vành chuông. Từ đường dải hoa văn này trở xuống là phần loe ra của miệng chuông, chạm nổi văn sóng nước.
Miệng chuông có độ dày khoảng 10cm.
Chính giữa đỉnh chuông có một lỗ tròn nhỏ, là nơi để thoát bớt sức ép của âm thanh mỗi khi đánh chuông nhằm tránh sự rạn vỡ thân chuông do tác động của âm thanh gây ra.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, các mô-típ trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.
Đây thực sự là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn.
Chuông được treo trên một giá đúc bằng bê tông sơn màu nâu giả gỗ. Có thể chiếc giá chuông này đã được làm lại cùng thời với đợt trùng tu điện Đại Hùng vào năm 1954.
Nhà chuông có hình lục giác đều, mỗi cạnh có một cửa vòm. Có một lối đi ba bậc cấp, lát đá thanh, hai bên không có lan can.
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Cục Di sản Văn hóa).