UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi xin ý kiến các bộ ngành liên quan về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận, trong đó có việc xây dựng lại nhà ga này với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế đi tất cả các hướng, xây dựng một số công trình từ 40 - 70 tầng trong khu vực Ga Hà Nội.Đối với người dân Thủ đô, Ga Hà Nội là một di tích lịch sử vô cùng quen thuộc và gắn bó với người dân. Ga Hà Nội - trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, Ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến.Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.Tiếp sau đó đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội đã lãnh đạo CBCNV Ga Hà Nội chấp nhận mọi hy sinh để giữ vững mạch máu giao thông Đường sắt, vận tải chi viện cho chiến trường đánh to, thắng lớn, với tinh thần: "Qua sông không cầu, chạy tàu không ga".Năm 1972, giặc Mỹ đã ném bom Hà Nội, trong đó Ga Hà Nội là một mục tiêu quan trọng, Đảng bộ, CBCNV Ga Hà Nội đã không quản ngại vất vả, hy sinh để bảo quản và vận chuyển hàng hoá, khôi phục nhà ga, đường tàu để đảm bảo giao thông thông suốt. Trong thời kỳ này, nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.Cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội và toàn thể CBCNV nhà ga đã góp một phần không nhỏ cùng quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.Sau khi hoà bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi xin ý kiến các bộ ngành liên quan về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận, trong đó có việc xây dựng lại nhà ga này với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế đi tất cả các hướng, xây dựng một số công trình từ 40 - 70 tầng trong khu vực Ga Hà Nội.
Đối với người dân Thủ đô, Ga Hà Nội là một di tích lịch sử vô cùng quen thuộc và gắn bó với người dân. Ga Hà Nội - trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, Ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Từ tháng 6/1940, tại Hà Nội đã thành lập chi bộ Hoa xã Hà Nội lãnh đạo công nhân Đường sắt chống lại sự áp bức, cai trị của Thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Hoa xã Việt Nam đã góp phần vận chuyển hàng hoá, vũ khí; chi viện sức người, sức của cho quân và dân Nam bộ kháng chiến.
Đến năm 1955, Tổng cục Đường sắt được thành lập và Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt ra đời. Lúc này trực thuộc Đảng uỷ Tổng cục Đường sắt gồm 6 chi bộ, trong đó có Chi bộ các nhà ga thuộc Hà Nội. Giai đoạn này miền Bắc bước vào xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thưng chiến tranh, chi viện đắc lực cho nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai.
Tiếp sau đó đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội đã lãnh đạo CBCNV Ga Hà Nội chấp nhận mọi hy sinh để giữ vững mạch máu giao thông Đường sắt, vận tải chi viện cho chiến trường đánh to, thắng lớn, với tinh thần: "Qua sông không cầu, chạy tàu không ga".
Năm 1972, giặc Mỹ đã ném bom Hà Nội, trong đó Ga Hà Nội là một mục tiêu quan trọng, Đảng bộ, CBCNV Ga Hà Nội đã không quản ngại vất vả, hy sinh để bảo quản và vận chuyển hàng hoá, khôi phục nhà ga, đường tàu để đảm bảo giao thông thông suốt. Trong thời kỳ này, nhiều tập thể, cá nhân trong Ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Cùng với toàn Ngành Đường sắt, Đảng bộ ga Hà Nội và toàn thể CBCNV nhà ga đã góp một phần không nhỏ cùng quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi hoà bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, nhà ga đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hoá với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước.