Ở sân đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có một cây me cổ thụ với lai lịch rất đặc biệt.Tương truyền, cây me này do ông Hồ Phi Phúc - thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.Tho đo đạc, cây me Bảo tàng Quang Trung cao 24m, đường kính thân 1,2m, tán lá che phủ hơn 600 m2.Dù tuổi đời cao, cây vẫn rất sai quả.Cây me cổ thụ cùng với giếng nước gần đó là hai vật thể còn sót lại trong ngôi nhà của ba anh em nhà Tây Sơn sau khi bị quân của chúa Nguyễn Ánh tàn phá.Để tránh tai mắt quân của chúa Nguyễn, người dân trong vùng đã dựng một đền thờ nằm giữa cây me và giếng nước, bề ngoài thờ Thành Hoàng làng nhưng bên trong thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nay là đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.Trải qua bao biến cố lịch sử, cây me cổ thụ vẫn mạnh mẽ vươn lên với những tán lá xanh tươi.Với người dân đất võ Bình Định, cây me như một biểu tượng cho khí phách hùng thiêng của người anh hùng áo vải Quang Trung.Trong những năm qua, Bảo tàng Quang Trung đã cho nhân giống me từ cây me cổ thụ này và trồng ở nhiều địa phương khắp cả nước. Du khách cũng có thể mua cây me giống như một món quà kỷ niệm từ đất võ Tây Sơn.Vào năm 2011, cây me cổ thụ ở Bảo tàng Quang Trung đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.Một số hình ảnh khác về cây me cổ thụ trong Bảo tàng Quang Trung.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Ở sân đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có một cây me cổ thụ với lai lịch rất đặc biệt.
Tương truyền, cây me này do ông Hồ Phi Phúc - thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.
Tho đo đạc, cây me Bảo tàng Quang Trung cao 24m, đường kính thân 1,2m, tán lá che phủ hơn 600 m2.
Dù tuổi đời cao, cây vẫn rất sai quả.
Cây me cổ thụ cùng với giếng nước gần đó là hai vật thể còn sót lại trong ngôi nhà của ba anh em nhà Tây Sơn sau khi bị quân của chúa Nguyễn Ánh tàn phá.
Để tránh tai mắt quân của chúa Nguyễn, người dân trong vùng đã dựng một đền thờ nằm giữa cây me và giếng nước, bề ngoài thờ Thành Hoàng làng nhưng bên trong thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nay là đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.
Trải qua bao biến cố lịch sử, cây me cổ thụ vẫn mạnh mẽ vươn lên với những tán lá xanh tươi.
Với người dân đất võ Bình Định, cây me như một biểu tượng cho khí phách hùng thiêng của người anh hùng áo vải Quang Trung.
Trong những năm qua, Bảo tàng Quang Trung đã cho nhân giống me từ cây me cổ thụ này và trồng ở nhiều địa phương khắp cả nước. Du khách cũng có thể mua cây me giống như một món quà kỷ niệm từ đất võ Tây Sơn.
Vào năm 2011, cây me cổ thụ ở Bảo tàng Quang Trung đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về cây me cổ thụ trong Bảo tàng Quang Trung.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.