Nằm ở số 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An, nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây năm 1806, thường được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở phố cổ Hội An.Về tổng quan, nhà có ba gian hai chái với chiều sâu năm nhịp. Không gian thờ cúng khép kín, quây quanh bằng vách gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và ba gian giữa của ngôi nhà.Trên cửa chính dẫn vào gian thờ cúng có tấm hoành phi đề 4 chữ ” Nguyễn Tường Từ Đường”.Theo đúng quy cách bày biện, bàn thờ gia tiên phải có 3 lớp: Lớp trong cùng là nơi đặt di ảnh hoặc bài vị, bát hương của những người đã mất.Ở nhà thờ tộc Nguyễn Tường, bàn thờ trung tâm đặt ảnh thờ và bài vị của cụ Nguyễn Tường Vân (1774-1822). Cụ là một vị khai quốc công thần, từng làm đến chức Binh bộ thượng thư triều Minh Mạng.Hai bên bàn thờ trung tâm có hai bàn thờ nhỏ hơn, đặt di ảnh một số thành viên khác của Tộc Nguyễn Tường.Lớp giữa của bàn thờ gia tiên bình thường là nơi đặt khay trà, ve rượu, đĩa trà, bình hoa..., khi cúng tế được dùng làm nơi đặt lễ vật.Lớp ngoài cùng là nơi đặt bát hương chung (hội đồng), lư, đèn, nồi giác, chén để đựng nước, rượu khi cúng...Hai bên cửa vào không gian thờ cúng có câu đối, mang nội dung ca tụng công đức của ông bà tổ tiên.Đồ nội thất và các kết cấu gỗ của bàn thờ gia tiên ở nhà thờ tộc Nguyễn Tường do nghệ nhân làng mộc Kim Bồng – Hội An thi công với sự tinh tế và tính thẩm mỹ rất cao.Ở Hội An, ý thức kính trọng ông bà tổ tiên luôn được đề cao bên cạnh tín ngưỡng thờ thần, Phật... và bàn thờ trong nhà là một trong những chuẩn mực quan trọng để đánh giá gia phong, nền nếp của một gia đình, tộc họ.Được biết, ban đầu cụ Nguyễn Tường Vân cho xây ngôi nhà này làm nơi ở. Sau khi cụ mất, ngôi nhà được chuyển thành nhà thờ tộc.Công trình được tôn tạo vào năm 1909, đến năm 2005 thì được Nhà nước đại tu bổ. Đến giữa năm 2013, nhà thờ tộc Nguyễn Tường chính thức mở cửa đón khách tham quan.Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Nằm ở số 8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An, nhà thờ tộc Nguyễn Tường được xây năm 1806, thường được người dân địa phương gọi là Dinh Ông Lớn. Đây là di tích có giá trị đặc biệt, gắn với sự phát tích của dòng họ Nguyễn Tường ở phố cổ Hội An.
Về tổng quan, nhà có ba gian hai chái với chiều sâu năm nhịp. Không gian thờ cúng khép kín, quây quanh bằng vách gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và ba gian giữa của ngôi nhà.
Trên cửa chính dẫn vào gian thờ cúng có tấm hoành phi đề 4 chữ ” Nguyễn Tường Từ Đường”.
Theo đúng quy cách bày biện, bàn thờ gia tiên phải có 3 lớp: Lớp trong cùng là nơi đặt di ảnh hoặc bài vị, bát hương của những người đã mất.
Ở nhà thờ tộc Nguyễn Tường, bàn thờ trung tâm đặt ảnh thờ và bài vị của cụ Nguyễn Tường Vân (1774-1822). Cụ là một vị khai quốc công thần, từng làm đến chức Binh bộ thượng thư triều Minh Mạng.
Hai bên bàn thờ trung tâm có hai bàn thờ nhỏ hơn, đặt di ảnh một số thành viên khác của Tộc Nguyễn Tường.
Lớp giữa của bàn thờ gia tiên bình thường là nơi đặt khay trà, ve rượu, đĩa trà, bình hoa..., khi cúng tế được dùng làm nơi đặt lễ vật.
Lớp ngoài cùng là nơi đặt bát hương chung (hội đồng), lư, đèn, nồi giác, chén để đựng nước, rượu khi cúng...
Hai bên cửa vào không gian thờ cúng có câu đối, mang nội dung ca tụng công đức của ông bà tổ tiên.
Đồ nội thất và các kết cấu gỗ của bàn thờ gia tiên ở nhà thờ tộc Nguyễn Tường do nghệ nhân làng mộc Kim Bồng – Hội An thi công với sự tinh tế và tính thẩm mỹ rất cao.
Ở Hội An, ý thức kính trọng ông bà tổ tiên luôn được đề cao bên cạnh tín ngưỡng thờ thần, Phật... và bàn thờ trong nhà là một trong những chuẩn mực quan trọng để đánh giá gia phong, nền nếp của một gia đình, tộc họ.
Được biết, ban đầu cụ Nguyễn Tường Vân cho xây ngôi nhà này làm nơi ở. Sau khi cụ mất, ngôi nhà được chuyển thành nhà thờ tộc.
Công trình được tôn tạo vào năm 1909, đến năm 2005 thì được Nhà nước đại tu bổ. Đến giữa năm 2013, nhà thờ tộc Nguyễn Tường chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.