Nhà khoa học người Scotland John Scott Haldane (1860 - 1936) nổi tiếng với các công trình nghiên cứu sinh lý hô hấp. Ông được biết đến là người sáng chế mặt nạ phòng độc đầu tiên trên thế giới.Theo các ghi chép, nhà khoa học Haldane đam mê nghiên cứu tác động của các loại khí độc lên cơ thể và tâm trí con người. Chính vì vậy, ông từng đích thân tiến hành thí nghiệm trên cơ thể mình. Ngay cả con trai cũng được nhà khoa học chọn làm đối tượng thí nghiệm.Điển hình là sự việc diễn ra vào năm 1893. Khi ấy, ông tự giam bản thân vào một hòm kín mà ông gọi là “quan tài” trong suốt 8 tiếng.Kết thúc thí nghiệm, nhà khoa học Haldane phát hiện ra sự khử oxy trong máu và hemoglobin làm tăng khả năng chứa carbon dioxide. Hiện tượng này được giới y học hiện đại đặt tên là Hiệu ứng Haldane.Về sau, ông Haldane bắt tay vào nghiên cứu về loại khí nguy hiểm đe dọa thợ mỏ khi làm việc trong hầm mỏ. Ông tiến hành thí nghiệm trên các loại động vật nhỏ. Sau nhiều thí nghiệm, ông có phát hiện quan trọng về khí carbon monoxide.Theo nhà khoa học Haldane, khí carbon monoxide là nguyên nhân khiến nhiều thợ mỏ tử vong khi làm việc trong hầm mỏ. Để kiểm chứng, ông tự đầu độc bản thân bằng khí carbon monoxide.Khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, quân đội Đức sử dụng khí độc làm vũ khí gây ra thương vong lớn cho các nước đối địch.Trong bối cảnh đó, Bộ Quốc phòng Anh mời nhà khoa học Haldane giúp quân đội nước này đối phó với việc sử dụng khí độc của quân địch.Sau một thời gian nghiên cứu, ông Haldane xác định được loại khí độc Đức sử dụng là chlorine. Kế đến, ông lao vào nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp đảm bảo an toàn cho binh sĩ khi bị tấn công bằng khí độc.Với sự nỗ lực và sự thông minh, tài hoa hơn người, nhà khoa học Haldane đã sáng chế ra mặt nạ phòng độc. Sáng chế của ông đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi cục diện chiến tranh cũng như được sử dụng đến ngày nay. Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.
Nhà khoa học người Scotland John Scott Haldane (1860 - 1936) nổi tiếng với các công trình nghiên cứu sinh lý hô hấp. Ông được biết đến là người sáng chế mặt nạ phòng độc đầu tiên trên thế giới.
Theo các ghi chép, nhà khoa học Haldane đam mê nghiên cứu tác động của các loại khí độc lên cơ thể và tâm trí con người. Chính vì vậy, ông từng đích thân tiến hành thí nghiệm trên cơ thể mình. Ngay cả con trai cũng được nhà khoa học chọn làm đối tượng thí nghiệm.
Điển hình là sự việc diễn ra vào năm 1893. Khi ấy, ông tự giam bản thân vào một hòm kín mà ông gọi là “quan tài” trong suốt 8 tiếng.
Kết thúc thí nghiệm, nhà khoa học Haldane phát hiện ra sự khử oxy trong máu và hemoglobin làm tăng khả năng chứa carbon dioxide. Hiện tượng này được giới y học hiện đại đặt tên là Hiệu ứng Haldane.
Về sau, ông Haldane bắt tay vào nghiên cứu về loại khí nguy hiểm đe dọa thợ mỏ khi làm việc trong hầm mỏ. Ông tiến hành thí nghiệm trên các loại động vật nhỏ. Sau nhiều thí nghiệm, ông có phát hiện quan trọng về khí carbon monoxide.
Theo nhà khoa học Haldane, khí carbon monoxide là nguyên nhân khiến nhiều thợ mỏ tử vong khi làm việc trong hầm mỏ. Để kiểm chứng, ông tự đầu độc bản thân bằng khí carbon monoxide.
Khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, quân đội Đức sử dụng khí độc làm vũ khí gây ra thương vong lớn cho các nước đối địch.
Trong bối cảnh đó, Bộ Quốc phòng Anh mời nhà khoa học Haldane giúp quân đội nước này đối phó với việc sử dụng khí độc của quân địch.
Sau một thời gian nghiên cứu, ông Haldane xác định được loại khí độc Đức sử dụng là chlorine. Kế đến, ông lao vào nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp đảm bảo an toàn cho binh sĩ khi bị tấn công bằng khí độc.
Với sự nỗ lực và sự thông minh, tài hoa hơn người, nhà khoa học Haldane đã sáng chế ra mặt nạ phòng độc. Sáng chế của ông đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi cục diện chiến tranh cũng như được sử dụng đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.