Nằm trên trục đường dẫn từ cửa Ngọ Môn vào điện Thái Hoà, nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn, cầu Trung Đạo là câu cầu có ý nghĩa phong thủy đặc biệt của Hoàng thành Huế.Tên cây cầu - “Trung Đạo” – có nghĩa “Con đường Trung dung”, là lời nhắc nhở các bậc đế vương rằng khi trị quốc không được dùng các biện pháp cực đoan mà phải giữ đạo Trung Dung của nhà nho.Cầu băng ngang qua hồ Thái Dịch, một hồ nước hình vuông đăng đối hai bên, tượng trưng cho Âm Dương hài hòa. Cách bài trí này tôn thêm ý nghĩa cầu Trung Đạo. Làn nước của hồ tượng trưng cho đức hạnh của vua đem lại nguồn sống trong lành cho dân.Hai đầu cầu Trung Đạo có hai nghi môn bằng đồng bề thế. Nghi môn đầu tiên ghi các chữ “Chính trực đẳng bình” ở mặt ngoài và “Cư nhân do nghĩa” ở mặt trong, trên chất liệu pháp lam (đồng tráng men).Đây là lời nhắc nhở cho vua quan khi tiến vào hoàng cung từ cửa Ngọ Môn phải cư xử công chính, bình đẳng và luôn sống trong nhân nghĩa đạo đức, điều dễ bị lãng quên khi người ta có quyền cao chức trọng và sống trong xa hoa, nhung lụa.Nghi môn thứ hai có các chữ “Trung hòa vị dục” ở mặt trong và “Chính đại quang minh” ở mặt ngoài. Đây là những lời nhắc nhở tiếp theo dành cho vua quan trước khi bước vào điện Thái Hòa.Dòng chữ “Chính đại quang minh” là lời nhắc những bậc trị dân phải luôn minh bạch, chính trực như ánh Mặt Trời, làm gương cho muôn người.Ở dòng chữ “Trung hòa vị dục”, “Trung” là gốc của thiên hạ, “Hoà” là đạt đạo của thiên hạ, khi đã đạt được “Trung hoà” thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi. Câu này phù hợp với ý nghĩa của chữ “Thái Hoà”, là tên cung điện của vua, đồng thời cũng xuất hiện ở quẻ Càn trong Kinh Dịch.Có thể nói, hai nghi môn của cầu Trung Đạo vừa là hai cánh cổng, vừa có vai trò như hai cột kinh mà mỗi lần các bậc vua quan bước qua là một lần đọc lại những giáo huấn thâm thúy của tiền nhân.Và cầu Trung Đạo, xét trên ý nghĩa tinh thần của mình, có thể coi là biểu tượng cho những điều tinh túy nhất về nghệ thuật trị quốc của các vua nhà Nguyễn, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên trục đường dẫn từ cửa Ngọ Môn vào điện Thái Hoà, nơi đặt ngai vàng của các vua nhà Nguyễn, cầu Trung Đạo là câu cầu có ý nghĩa phong thủy đặc biệt của Hoàng thành Huế.
Tên cây cầu - “Trung Đạo” – có nghĩa “Con đường Trung dung”, là lời nhắc nhở các bậc đế vương rằng khi trị quốc không được dùng các biện pháp cực đoan mà phải giữ đạo Trung Dung của nhà nho.
Cầu băng ngang qua hồ Thái Dịch, một hồ nước hình vuông đăng đối hai bên, tượng trưng cho Âm Dương hài hòa. Cách bài trí này tôn thêm ý nghĩa cầu Trung Đạo. Làn nước của hồ tượng trưng cho đức hạnh của vua đem lại nguồn sống trong lành cho dân.
Hai đầu cầu Trung Đạo có hai nghi môn bằng đồng bề thế. Nghi môn đầu tiên ghi các chữ “Chính trực đẳng bình” ở mặt ngoài và “Cư nhân do nghĩa” ở mặt trong, trên chất liệu pháp lam (đồng tráng men).
Đây là lời nhắc nhở cho vua quan khi tiến vào hoàng cung từ cửa Ngọ Môn phải cư xử công chính, bình đẳng và luôn sống trong nhân nghĩa đạo đức, điều dễ bị lãng quên khi người ta có quyền cao chức trọng và sống trong xa hoa, nhung lụa.
Nghi môn thứ hai có các chữ “Trung hòa vị dục” ở mặt trong và “Chính đại quang minh” ở mặt ngoài. Đây là những lời nhắc nhở tiếp theo dành cho vua quan trước khi bước vào điện Thái Hòa.
Dòng chữ “Chính đại quang minh” là lời nhắc những bậc trị dân phải luôn minh bạch, chính trực như ánh Mặt Trời, làm gương cho muôn người.
Ở dòng chữ “Trung hòa vị dục”, “Trung” là gốc của thiên hạ, “Hoà” là đạt đạo của thiên hạ, khi đã đạt được “Trung hoà” thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi. Câu này phù hợp với ý nghĩa của chữ “Thái Hoà”, là tên cung điện của vua, đồng thời cũng xuất hiện ở quẻ Càn trong Kinh Dịch.
Có thể nói, hai nghi môn của cầu Trung Đạo vừa là hai cánh cổng, vừa có vai trò như hai cột kinh mà mỗi lần các bậc vua quan bước qua là một lần đọc lại những giáo huấn thâm thúy của tiền nhân.
Và cầu Trung Đạo, xét trên ý nghĩa tinh thần của mình, có thể coi là biểu tượng cho những điều tinh túy nhất về nghệ thuật trị quốc của các vua nhà Nguyễn, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.