Tranh tường Khmer Nam Bộ của nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình là một công trình nghiên cứu công phu về một thể loại mỹ thuật độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Cuốn sách không chỉ nêu tổng quát lịch sử tranh tường, những đặc trưng cơ bản của tranh tường ở chùa tháp Khmer đồng bằng Sông Cửu Long, mà còn nói về kỹ thuật chế tác cũng như nội dung của tranh tường Khmer Nam Bộ.Xưa kia tranh tường mang phong cách hội họa dân gian mà đặc trưng của nó là đồ họa hai chiều, chất màu lấy từ thực vật và khoáng sản tự nhiên. Hiện nay, tranh vẽ bằng sơn dầu công nghiệp và người nghệ nhân đã tận dụng hầu như tất cả các loại sơn có bán trên thị trường. Các nghệ nhân cũng tiếp thu phương pháp hội họa hiện đại đó là áp dụng luật phối cảnh và xử lý ánh sáng để nên những bức họa ba chiều. Trong ảnh, nhà sư đang tạo tác tranh tường tại chùa Rajakusala Bampenjaey, Rạch Giá.Đề tài của tranh tường Khmer Nam Bộ đặc biệt phong phú, bao gồm những kỳ tích của đức Phật lịch sử, câu chuyện tiền thân của đức Phật, Phật thoại, những thần thoại và truyện kể dân gian… Trong ảnh là tranh tường đề tài Ngũ Phật (Chánh điện chùa Phnor Puol, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) thể hiện ba vị Phật quá khứ: Phật Câu Lưu Tôn (Krakucchanta), Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni), Phật Ca Diếp (Kasyapa), một vị Phật hiện tại: Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) và một vị Phật tương lai là Phật Di Lặc (Maitreya/Khmer: Xêamềtrây) sẽ ra đời vào kiếp kế tiếp. Phật Maitreya là vị Bồ Tát duy nhất được nhìn nhận bởi Phật giáo Nam truyền.Tranh tường đề tài Cuộc đời đức Phật kể về cuộc đời của đức Phật lịch sử và tập trung khai thác toàn bộ các kỳ tích trong tiểu sử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong ảnh là tranh Bốn cuộc chạm trán bất ngờ (ở chánh điện chùa Sóc Ven, Rạch Giá). Bốn cuộc chạm trán này tượng trưng cho lão (một người già chống gậy), bệnh (người nam ngồi ôm ngực mệt mỏi hay người nữ quấn khăn hoặc nằm trên gường bệnh), tử (thây người với chim quạ đang rỉa xác cùng những bộ xương và đầu lâu người hay thây người hỏa thiêu trên giàn lửa) và cuộc sống giải thoát (hình ảnh vị tăng tĩnh tại thiền định hoặc đang bộ hành).Tranh tường Phật cắt tóc đi tu (ở chánh điện chùa Seray Kandal, Vĩnh Châu, Sóc Trăng).Tranh tường điển tích Đánh bại Ma Vương (Mara) ở chánh điện chùa Âng, thành phố Trà Vinh).Ngoài những đề tài liên quan đến đức Phật là các bích họa kể về những kỳ tích của các đại đệ tử của ngài: Truyền thuyết Mục Kiền Liên chiến thắng vua Naga Nandopananda ở địa ngục, truyền thuyết về Tân Đầu La, Sự chuyển biến của Yasa và Nanda/Nan Đà, truyền thuyết về người dì của đức Phật - Kiều Đàm Di, truyền thuyết về Niêng Mdacha/Patachara, truyền thuyết về Kisa Gotami… Ảnh trên là tranh tường Xá Lợi Phất độ cho mẹ ở địa ngục (ở chánh điện chùa Phật Lớn, Rạch Giá).Mảng truyện dân gian Khmer cũng là đối tượng của tranh tường. Điều này đã gia tăng tính thế sự của tranh tường Khmer như: Sự tích thần Bốn Mặt Maha Brum thua trí chàng trai trẻ Thomabal còn được gọi là Sự tích lễ vào năm mới Chôl Chhnam Thmay; truyền thuyết về Preah Ko-Preah Keo; sự tích nhật thực và nguyệt thực - chằn Rìahu; chuyện cá thác lác đi xin lúa… Trong ảnh là tranh tường Sự tích thần Bốn Mặt Maha Brum thua trí chàng trai trẻ Thomabal (trên trần cổng chùa Cù La Cũ, Rạch Giá, Kiên Giang).Tranh tường Sự tích nhật thực và nguyệt thực - chằn Rìahu : Truyện hàm chứa các tình tiết biểu thị quan niệm nhân quả và nghiệp báo của nhà Phật ở chánh điện chùa Kompong Plênh, Cầu Kè, Trà Vinh.Ngoài ra, tranh tường Khmer Nam Bộ còn có những đề tài khuyến thiện, răn ác khác là truyền thuyết về tu sĩ và người thợ săn, địa ngục và đề tài dân gian về 12 con giáp… Ảnh tranh tường Một trong 12 con giáp (ở sala chùa Kompong Plênh, Cầu Kè, Trà Vinh).
Tranh tường Khmer Nam Bộ của nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình là một công trình nghiên cứu công phu về một thể loại mỹ thuật độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Cuốn sách không chỉ nêu tổng quát lịch sử tranh tường, những đặc trưng cơ bản của tranh tường ở chùa tháp Khmer đồng bằng Sông Cửu Long, mà còn nói về kỹ thuật chế tác cũng như nội dung của tranh tường Khmer Nam Bộ.
Xưa kia tranh tường mang phong cách hội họa dân gian mà đặc trưng của nó là đồ họa hai chiều, chất màu lấy từ thực vật và khoáng sản tự nhiên. Hiện nay, tranh vẽ bằng sơn dầu công nghiệp và người nghệ nhân đã tận dụng hầu như tất cả các loại sơn có bán trên thị trường. Các nghệ nhân cũng tiếp thu phương pháp hội họa hiện đại đó là áp dụng luật phối cảnh và xử lý ánh sáng để nên những bức họa ba chiều. Trong ảnh, nhà sư đang tạo tác tranh tường tại chùa Rajakusala Bampenjaey, Rạch Giá.
Đề tài của tranh tường Khmer Nam Bộ đặc biệt phong phú, bao gồm những kỳ tích của đức Phật lịch sử, câu chuyện tiền thân của đức Phật, Phật thoại, những thần thoại và truyện kể dân gian… Trong ảnh là tranh tường đề tài Ngũ Phật (Chánh điện chùa Phnor Puol, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) thể hiện ba vị Phật quá khứ: Phật Câu Lưu Tôn (Krakucchanta), Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni), Phật Ca Diếp (Kasyapa), một vị Phật hiện tại: Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) và một vị Phật tương lai là Phật Di Lặc (Maitreya/Khmer: Xêamềtrây) sẽ ra đời vào kiếp kế tiếp. Phật Maitreya là vị Bồ Tát duy nhất được nhìn nhận bởi Phật giáo Nam truyền.
Tranh tường đề tài Cuộc đời đức Phật kể về cuộc đời của đức Phật lịch sử và tập trung khai thác toàn bộ các kỳ tích trong tiểu sử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong ảnh là tranh Bốn cuộc chạm trán bất ngờ (ở chánh điện chùa Sóc Ven, Rạch Giá). Bốn cuộc chạm trán này tượng trưng cho lão (một người già chống gậy), bệnh (người nam ngồi ôm ngực mệt mỏi hay người nữ quấn khăn hoặc nằm trên gường bệnh), tử (thây người với chim quạ đang rỉa xác cùng những bộ xương và đầu lâu người hay thây người hỏa thiêu trên giàn lửa) và cuộc sống giải thoát (hình ảnh vị tăng tĩnh tại thiền định hoặc đang bộ hành).
Tranh tường Phật cắt tóc đi tu (ở chánh điện chùa Seray Kandal, Vĩnh Châu, Sóc Trăng).
Tranh tường điển tích Đánh bại Ma Vương (Mara) ở chánh điện chùa Âng, thành phố Trà Vinh).
Ngoài những đề tài liên quan đến đức Phật là các bích họa kể về những kỳ tích của các đại đệ tử của ngài: Truyền thuyết Mục Kiền Liên chiến thắng vua Naga Nandopananda ở địa ngục, truyền thuyết về Tân Đầu La, Sự chuyển biến của Yasa và Nanda/Nan Đà, truyền thuyết về người dì của đức Phật - Kiều Đàm Di, truyền thuyết về Niêng Mdacha/Patachara, truyền thuyết về Kisa Gotami… Ảnh trên là tranh tường Xá Lợi Phất độ cho mẹ ở địa ngục (ở chánh điện chùa Phật Lớn, Rạch Giá).
Mảng truyện dân gian Khmer cũng là đối tượng của tranh tường. Điều này đã gia tăng tính thế sự của tranh tường Khmer như: Sự tích thần Bốn Mặt Maha Brum thua trí chàng trai trẻ Thomabal còn được gọi là Sự tích lễ vào năm mới Chôl Chhnam Thmay; truyền thuyết về Preah Ko-Preah Keo; sự tích nhật thực và nguyệt thực - chằn Rìahu; chuyện cá thác lác đi xin lúa… Trong ảnh là tranh tường Sự tích thần Bốn Mặt Maha Brum thua trí chàng trai trẻ Thomabal (trên trần cổng chùa Cù La Cũ, Rạch Giá, Kiên Giang).
Tranh tường Sự tích nhật thực và nguyệt thực - chằn Rìahu : Truyện hàm chứa các tình tiết biểu thị quan niệm nhân quả và nghiệp báo của nhà Phật ở chánh điện chùa Kompong Plênh, Cầu Kè, Trà Vinh.
Ngoài ra, tranh tường Khmer Nam Bộ còn có những đề tài khuyến thiện, răn ác khác là truyền thuyết về tu sĩ và người thợ săn, địa ngục và đề tài dân gian về 12 con giáp… Ảnh tranh tường Một trong 12 con giáp (ở sala chùa Kompong Plênh, Cầu Kè, Trà Vinh).