Được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 đã trở thành ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ. Tại nơi đây đã diễn ra một câu chuyện bi hùng về lá quốc kỳ của Việt Nam.Theo đó, từ năm 1954-1967, ở hai đầu cầu có một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt, đó là cuộc “đấu cờ”.Trong cuộc đấu này, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã giành phần thắng với cột cờ có chiều cao 38,6 mét – cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17.Lực tượng Mỹ và chính quyền tay sai đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của chúng ta. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy.Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Trong khoảng thời gian từ 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo hết 267 lá cờ các cỡ. Riêng năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của địch phá hỏng.Để cột cờ và lá cờ - biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù, đã có 13 đồng chí hy sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động.Sau ngày đất nước thống nhất, cột cờ bờ Bắc đã được xây dựng lại kiên cố.Sắc cờ đỏ sao vàng cũng bao phủ cầu Hiền lương, cây cầu ngăn cách hai bờ đất nước một thời đạn bom.Địa điểm cột cờ bờ Nam được đánh dấu lại, để hậu thế biết đến như một chứng tích lịch sử.Ngôi sao bằng đồng nhuốm màu thời gian trên đỉnh cột cờ bờ Bắc được gìn giữ trang trọng trong nhà truyền thống ở Di tích lịch sử Khu phi quân sự vĩ tuyến 17.Màu cờ đỏ tươi thắm ở cầu Hiền Lương – sông Bến Hải ngày hôm nay chính là lời khẳng định mang tính thời đại về giá trị trường tồn của độc lập, tự do và thống nhất với dân tộc Việt Nam...
Được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 đã trở thành ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ. Tại nơi đây đã diễn ra một câu chuyện bi hùng về lá quốc kỳ của Việt Nam.
Theo đó, từ năm 1954-1967, ở hai đầu cầu có một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt, đó là cuộc “đấu cờ”.
Trong cuộc đấu này, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã giành phần thắng với cột cờ có chiều cao 38,6 mét – cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17.
Lực tượng Mỹ và chính quyền tay sai đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của chúng ta. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy.
Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Trong khoảng thời gian từ 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo hết 267 lá cờ các cỡ. Riêng năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của địch phá hỏng.
Để cột cờ và lá cờ - biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù, đã có 13 đồng chí hy sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động.
Sau ngày đất nước thống nhất, cột cờ bờ Bắc đã được xây dựng lại kiên cố.
Sắc cờ đỏ sao vàng cũng bao phủ cầu Hiền lương, cây cầu ngăn cách hai bờ đất nước một thời đạn bom.
Địa điểm cột cờ bờ Nam được đánh dấu lại, để hậu thế biết đến như một chứng tích lịch sử.
Ngôi sao bằng đồng nhuốm màu thời gian trên đỉnh cột cờ bờ Bắc được gìn giữ trang trọng trong nhà truyền thống ở Di tích lịch sử Khu phi quân sự vĩ tuyến 17.
Màu cờ đỏ tươi thắm ở cầu Hiền Lương – sông Bến Hải ngày hôm nay chính là lời khẳng định mang tính thời đại về giá trị trường tồn của độc lập, tự do và thống nhất với dân tộc Việt Nam...