Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời ông hoàng này có nhiều thăng trầm, biến cố lớn.Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi tiết lộ về 3 lần khóc liên quan đến những sự kiện lớn trong cuộc đời. Lần đầu tiên ông bật khóc là vào năm 1908. Khi đó, ông 2 tuổi.Sau khi vua Quang Tự lâm bệnh nặng rồi băng hà, Từ Hi Thái hậu đã ra lệnh đưa Phổ Nghi, con trai của Thuần Thân vương Tải Phong, vào cung để làm người kế vị ngai vàng. Nguyên do là bởi hoàng đế Quang Tự không có con trai nối dõi.Do đột ngột phải rời xa gia đình, không còn được ở bên cha mẹ và các anh chị em, phải vào cung sinh sống nên Phổ Nghi đã khóc lớn. Đây là phản ứng bình thường của một đứa trẻ nhưng một số người cho rằng đó là điềm gở.Không lâu sau khi vào cung, Phổ Nghi phải đi vấn an Từ Hi Thái hậu. Đây là lần đầu tiên Phổ Nghi gặp vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh. Khi đó chính là Từ Hi Thái hậu đang ốm nên nằm trên giường.Từ Hi Thái hậu khi đó muốn bế Phổ Nghi nhưng cậu bé lại sợ hãi và khóc lớn. Từ Hi mang kẹo hồ lô ra dỗ dành Phổ Nghi nhưng cậu bé vẫn không nín khóc. Do đó, vị thái hậu sai người đưa Phổ Nghi ra bên ngoài. Đây là lần thứ hai Phổ Nghi khóc sau khi vào cung.Lần thứ ba Phổ Nghi khóc lớn là vào ngày đăng cơ 2/12/1908, chính thức trở thành hoàng đế của nhà Thanh. Vào ngày hôm đó, triều đình tổ chức lễ đăng cơ của tân vương hết sức long trọng và trang nghiêm.Phổ Nghi khi đó còn nhỏ tuổi, ngồi trên ngai vàng, được bá quan văn võ trong triều hành lễ, hô to "Vạn tuế". Lúc đó, tân vương của nhà Thanh sợ hãi và khóc lớn. Thậm chí, ông hoàng này còn nói với cha - Thuần Thân vương Tải Phong rằng không muốn ngồi trên này và muốn về nhà.Thuần Thân vương Tải Phong cố gắng trấn an, dỗ dành con trai nín khóc. Sau khi được cha đưa cho con hổ giấy, Phổ Nghi nín khóc.Một số nhà nghiên cứu cho rằng, 3 lần Phổ Nghi bật khóc kể từ khi bước chân vào Tử Cấm Thành là điềm báo về sự suy tàn của triều đại nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời ông hoàng này có nhiều thăng trầm, biến cố lớn.
Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi tiết lộ về 3 lần khóc liên quan đến những sự kiện lớn trong cuộc đời. Lần đầu tiên ông bật khóc là vào năm 1908. Khi đó, ông 2 tuổi.
Sau khi vua Quang Tự lâm bệnh nặng rồi băng hà, Từ Hi Thái hậu đã ra lệnh đưa Phổ Nghi, con trai của Thuần Thân vương Tải Phong, vào cung để làm người kế vị ngai vàng. Nguyên do là bởi hoàng đế Quang Tự không có con trai nối dõi.
Do đột ngột phải rời xa gia đình, không còn được ở bên cha mẹ và các anh chị em, phải vào cung sinh sống nên Phổ Nghi đã khóc lớn. Đây là phản ứng bình thường của một đứa trẻ nhưng một số người cho rằng đó là điềm gở.
Không lâu sau khi vào cung, Phổ Nghi phải đi vấn an Từ Hi Thái hậu. Đây là lần đầu tiên Phổ Nghi gặp vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh. Khi đó chính là Từ Hi Thái hậu đang ốm nên nằm trên giường.
Từ Hi Thái hậu khi đó muốn bế Phổ Nghi nhưng cậu bé lại sợ hãi và khóc lớn. Từ Hi mang kẹo hồ lô ra dỗ dành Phổ Nghi nhưng cậu bé vẫn không nín khóc. Do đó, vị thái hậu sai người đưa Phổ Nghi ra bên ngoài. Đây là lần thứ hai Phổ Nghi khóc sau khi vào cung.
Lần thứ ba Phổ Nghi khóc lớn là vào ngày đăng cơ 2/12/1908, chính thức trở thành hoàng đế của nhà Thanh. Vào ngày hôm đó, triều đình tổ chức lễ đăng cơ của tân vương hết sức long trọng và trang nghiêm.
Phổ Nghi khi đó còn nhỏ tuổi, ngồi trên ngai vàng, được bá quan văn võ trong triều hành lễ, hô to "Vạn tuế". Lúc đó, tân vương của nhà Thanh sợ hãi và khóc lớn. Thậm chí, ông hoàng này còn nói với cha - Thuần Thân vương Tải Phong rằng không muốn ngồi trên này và muốn về nhà.
Thuần Thân vương Tải Phong cố gắng trấn an, dỗ dành con trai nín khóc. Sau khi được cha đưa cho con hổ giấy, Phổ Nghi nín khóc.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, 3 lần Phổ Nghi bật khóc kể từ khi bước chân vào Tử Cấm Thành là điềm báo về sự suy tàn của triều đại nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.