Được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024, đao cẩn tam khí thời Trần là một cổ vật đặc sắc của Hoàng thành Thăng Long.Hiện vật này có từ thế kỷ 13-14, cấu tạo gồm hai phần thân và cán. Trong đó thân đao dài 64 cm. Phần thân tại vị trí tiếp giáp với cán rộng 1,4 cm, sống dày 1,0 cm và rộng dần về mũi, phần rộng nhất của mũi rộng 5,1 cm, dày 0,1 cm.Mũi đao hếch cao, lượn cong hình bán nguyệt, sống mũi (thượng nhận) có dáng uốn lượn, kết hợp với các họa tiết trên thân mũi tạo thành đồ án mặt nguyệt.Hoa văn trên đao đặc biệt tinh xảo, được tạo hình bằng kỹ thuật cẩn với chất liệu kim loại màu vàng và trắng với nhiều đồ án khác nhau, được trang trí nhắc lại ở hai mặt.Đồ án hoa văn có thể được chia làm ba phần. Phần thứ nhất, tiếp giáp giữa thân và cán là bố cục hai lớp cánh sen, giữa hai lớp là các đường chỉ chìm và chấm tròn, tạo cảm giác làm nền cho đồ án hoa văn tiếp theo.Phần thứ hai trang trí đồ án dây lá, lá lật hình sin theo quy luật lá màu trắng ứng với lá vàng. Bao quanh dải dây lá là các đường chỉ mảnh nhưng rõ ràng.Phần thứ ba cấu trúc khá phức tạp gồm nhiều đồ án trải dài từ phần giữa thân đao đến đầu mũi, gồm hình người , bông hoa và thụy vân – vân mây tốt lành.Sống đao được trang trí hoa văn dây lá với họa tiết lá xoắn hình sin chạy từ cán đến mũi những chấm nhỏ liên tiếp khắc chìm.Phần cán chỉ còn lại lõi thép bên trong dài 18,5 cm, lá chắn, chuôi và chốt chuôi đều đã mất. Đai đao dài 1,8 cm, làm bằng hợp kim đồng, bề mặt được mài bóng, hai viền đai khắc những đường chỉ rất tỉ mỉ.Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, lưỡi của thanh đao tuổi đời gần 1.000 năm này đã bị mẻ nhiều chỗ, thân đao bị gẫy gập chỗ gần cán và bị cong ở phần giữa.Hình ảnh phục dựng đồ án trang trí trên mặt đao và sống đao được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024, đao cẩn tam khí thời Trần là một cổ vật đặc sắc của Hoàng thành Thăng Long.
Hiện vật này có từ thế kỷ 13-14, cấu tạo gồm hai phần thân và cán. Trong đó thân đao dài 64 cm. Phần thân tại vị trí tiếp giáp với cán rộng 1,4 cm, sống dày 1,0 cm và rộng dần về mũi, phần rộng nhất của mũi rộng 5,1 cm, dày 0,1 cm.
Mũi đao hếch cao, lượn cong hình bán nguyệt, sống mũi (thượng nhận) có dáng uốn lượn, kết hợp với các họa tiết trên thân mũi tạo thành đồ án mặt nguyệt.
Hoa văn trên đao đặc biệt tinh xảo, được tạo hình bằng kỹ thuật cẩn với chất liệu kim loại màu vàng và trắng với nhiều đồ án khác nhau, được trang trí nhắc lại ở hai mặt.
Đồ án hoa văn có thể được chia làm ba phần. Phần thứ nhất, tiếp giáp giữa thân và cán là bố cục hai lớp cánh sen, giữa hai lớp là các đường chỉ chìm và chấm tròn, tạo cảm giác làm nền cho đồ án hoa văn tiếp theo.
Phần thứ hai trang trí đồ án dây lá, lá lật hình sin theo quy luật lá màu trắng ứng với lá vàng. Bao quanh dải dây lá là các đường chỉ mảnh nhưng rõ ràng.
Phần thứ ba cấu trúc khá phức tạp gồm nhiều đồ án trải dài từ phần giữa thân đao đến đầu mũi, gồm hình người , bông hoa và thụy vân – vân mây tốt lành.
Sống đao được trang trí hoa văn dây lá với họa tiết lá xoắn hình sin chạy từ cán đến mũi những chấm nhỏ liên tiếp khắc chìm.
Phần cán chỉ còn lại lõi thép bên trong dài 18,5 cm, lá chắn, chuôi và chốt chuôi đều đã mất. Đai đao dài 1,8 cm, làm bằng hợp kim đồng, bề mặt được mài bóng, hai viền đai khắc những đường chỉ rất tỉ mỉ.
Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, lưỡi của thanh đao tuổi đời gần 1.000 năm này đã bị mẻ nhiều chỗ, thân đao bị gẫy gập chỗ gần cán và bị cong ở phần giữa.
Hình ảnh phục dựng đồ án trang trí trên mặt đao và sống đao được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.