1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.Theo các nhà nghiên cứu, cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995 nhằm cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Hiện vật cao 4,16 mét, nặng 4,5 tấn, được lắp ghép bằng 6 bộ phận bằng đá khác nhau.Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng mộng mà không cần sử dụng chất kết dính, trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử vẫn vững chắc và giữ được dáng vẻ ban đầu.Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh chùa Nhất Trụ còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột khắc khoảng 2.500 chữ Hán, nội dung chủ đạo là những lạc khoản, kệ kinh Phật, phản ánh một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam.2. Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Bảo vật quốc gia - cột đá chùa Dạm được dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.Cột có chiều cao hơn 5 mét (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá. Phần cột là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”.Hình rồng được chạm khắc với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Chân trước cặp rồng chụm lại dâng một viên ngọc cùng cỡ với viên ngọc ngậm ở miệng. Thân rồng uốn quanh thân cột, đuôi ngoắc vào nhau.Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa cột đá chùa Dạm đã diễn ra sôi nổi. Trong số các ý kiến đưa ra có hai giả thuyết chủ yếu. Theo đó, cột đá này có thể là một chiếc linga - thể hiện sự giao thoa văn hóa với Champa, hoặc là một phế tích của kiến trúc Liên hoa đài thuở xưa.3. Vào năm 1959, trên một gò đất nhỏ thuộc khuôn viên chùa Tứ Kỳ (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội), người ta đã tìm thấy một cây hương đá có kích thước to lớn, chạm khắc rất tinh xảo. Sau đó, cây hương đá chùa Tứ Kỳ được đưa về BT Lịch sử Việt Nam, nay là BT Lịch sử Quốc gia.Theo đo đạc, cột đá chùa Tứ Kỳ cao 270 cm, rộng 87 cm, được chia thành ba phần: Đỉnh, thân và bệ. Phần đỉnh cây hương đá gồm hai phần: Đế và bát hương, được tạo bởi đôi rồng quấn thân vào nhau chầu mặt trời.Phần thân và bệ cây hương đều được trang trí rất tinh xảo. Bài minh văn khắc trên thân cho biết người cho dựng cây hương là một vị quan đương triều tên là Đỗ Lịch, vì tôn vua kính trời và để lại công đức về sau nên đã dựng “thạch đài” để truyền đến muôn đời.Với tạo hình mang đậm triết lý Phật giáo, câu hương đá chùa Tứ Kỳ đã thể hiện sự phát triển của đạo Phật và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt thời Lê Trung Hưng. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 25/12/2021.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995 nhằm cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Hiện vật cao 4,16 mét, nặng 4,5 tấn, được lắp ghép bằng 6 bộ phận bằng đá khác nhau.
Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng mộng mà không cần sử dụng chất kết dính, trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử vẫn vững chắc và giữ được dáng vẻ ban đầu.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh chùa Nhất Trụ còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột khắc khoảng 2.500 chữ Hán, nội dung chủ đạo là những lạc khoản, kệ kinh Phật, phản ánh một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
2. Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Bảo vật quốc gia - cột đá chùa Dạm được dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.
Cột có chiều cao hơn 5 mét (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá. Phần cột là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”.
Hình rồng được chạm khắc với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Chân trước cặp rồng chụm lại dâng một viên ngọc cùng cỡ với viên ngọc ngậm ở miệng. Thân rồng uốn quanh thân cột, đuôi ngoắc vào nhau.
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa cột đá chùa Dạm đã diễn ra sôi nổi. Trong số các ý kiến đưa ra có hai giả thuyết chủ yếu. Theo đó, cột đá này có thể là một chiếc linga - thể hiện sự giao thoa văn hóa với Champa, hoặc là một phế tích của kiến trúc Liên hoa đài thuở xưa.
3. Vào năm 1959, trên một gò đất nhỏ thuộc khuôn viên chùa Tứ Kỳ (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội), người ta đã tìm thấy một cây hương đá có kích thước to lớn, chạm khắc rất tinh xảo. Sau đó, cây hương đá chùa Tứ Kỳ được đưa về BT Lịch sử Việt Nam, nay là BT Lịch sử Quốc gia.
Theo đo đạc, cột đá chùa Tứ Kỳ cao 270 cm, rộng 87 cm, được chia thành ba phần: Đỉnh, thân và bệ. Phần đỉnh cây hương đá gồm hai phần: Đế và bát hương, được tạo bởi đôi rồng quấn thân vào nhau chầu mặt trời.
Phần thân và bệ cây hương đều được trang trí rất tinh xảo. Bài minh văn khắc trên thân cho biết người cho dựng cây hương là một vị quan đương triều tên là Đỗ Lịch, vì tôn vua kính trời và để lại công đức về sau nên đã dựng “thạch đài” để truyền đến muôn đời.
Với tạo hình mang đậm triết lý Phật giáo, câu hương đá chùa Tứ Kỳ đã thể hiện sự phát triển của đạo Phật và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt thời Lê Trung Hưng. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 25/12/2021.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.