Được phát hiện tại xã Thiệt Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, ấn đồng “ Đề Thống Tướng quân chi ấn” là một hiện vật lịch quý giá gắn với triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Chiếc ấn đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Ấn được đúc bằng đồng, có hình vuông, núm ấn hình nghê quỳ, niên nđại cách ngày nay hơn 500 năm. Theo đo đạc, hiện vật có chiều cao 6,10 cm, bề mặt có kích thước 11,5 cm x 11,5 cm.Mặt trên, bên trái ấn khắc 6 chữ Hán: “Đề thống tướng quân chi ấn”, nghĩa là ấn của Đề thống tướng quân.Bên phải ghi thời gian chế tạo: "Hồng Thuận lục niên thập nhất nguyệt thập lục nhật tạo", nghĩa là ấn được đúc ngày 16 tháng 11 năm Hồng Thuận thứ 6 (năm 1515), đời vua Lê Tương Dực thời Lê sơ.Mặt ấn hình vuông đúc nổi 6 triện “Đề thống tướng quân chi ấn”.Theo giới nghiên cứu, đây là quả ấn dùng cho các vị quan được lựa chọn cử đến những nơi xung yếu được phong hàm giữ chức Tướng quân hoặc Đại tướng quân để chỉ huy quân đội chiến đấu.Theo tổ chức quân đội đời Lê Thánh Tông thì lực lượng quân đội phòng trú ở các Đô Ty, ngoài các Đạo thuộc các Vệ, các sở Thiên hộ, Nhất bách Hộ đều là quân chiến đấu khi có chiến tranh.Ở đó, những vị quan võ được phong hàm tam thái, Tam cô, Thái úy hoạc Tả hữu Đô đốc Ngũ phủ sẽ được lựa chọn giữ chức vụ Tướng quân hoặc Đại tướng quân để chỉ huy quân đội chiến đấu.Đôi khi một số võ quan giữ chức vụ tạm thời ở những nơi xung yếu như của trấn, quan, thành, cảng, trại, những chức lớn đều gọi chung là Tổng binh hay Trấn thủ. Có những người còn được phong thêm danh hiệu Tướng quân.Như vậy Tướng quân chỉ là danh từ chung dành cho các tướng lĩnh cao cấp trong chiến đấu hay trong công vụ quan trọng, đặc biệt.Đề thống tướng quân và Tuần phủ Đô tướng quân có lẽ cũng là danh hiệu phong cho viên tướng lớn có tính chất như khâm sai, khâm phái của lĩnh vực hành chính thời Lê.Có thể nói, ấn đồng “Đề Thống Tướng quân chi ấn” là hiện vật mang giá trị lịch sử đặc biệt, góp phần giúp hậu thể tìm hiểu sâu hơn về nền hành chính và tổ chức quân đội thời Lê sơ. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được phát hiện tại xã Thiệt Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, ấn đồng “ Đề Thống Tướng quân chi ấn” là một hiện vật lịch quý giá gắn với triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Chiếc ấn đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Ấn được đúc bằng đồng, có hình vuông, núm ấn hình nghê quỳ, niên nđại cách ngày nay hơn 500 năm. Theo đo đạc, hiện vật có chiều cao 6,10 cm, bề mặt có kích thước 11,5 cm x 11,5 cm.
Mặt trên, bên trái ấn khắc 6 chữ Hán: “Đề thống tướng quân chi ấn”, nghĩa là ấn của Đề thống tướng quân.
Bên phải ghi thời gian chế tạo: "Hồng Thuận lục niên thập nhất nguyệt thập lục nhật tạo", nghĩa là ấn được đúc ngày 16 tháng 11 năm Hồng Thuận thứ 6 (năm 1515), đời vua Lê Tương Dực thời Lê sơ.
Mặt ấn hình vuông đúc nổi 6 triện “Đề thống tướng quân chi ấn”.
Theo giới nghiên cứu, đây là quả ấn dùng cho các vị quan được lựa chọn cử đến những nơi xung yếu được phong hàm giữ chức Tướng quân hoặc Đại tướng quân để chỉ huy quân đội chiến đấu.
Theo tổ chức quân đội đời Lê Thánh Tông thì lực lượng quân đội phòng trú ở các Đô Ty, ngoài các Đạo thuộc các Vệ, các sở Thiên hộ, Nhất bách Hộ đều là quân chiến đấu khi có chiến tranh.
Ở đó, những vị quan võ được phong hàm tam thái, Tam cô, Thái úy hoạc Tả hữu Đô đốc Ngũ phủ sẽ được lựa chọn giữ chức vụ Tướng quân hoặc Đại tướng quân để chỉ huy quân đội chiến đấu.
Đôi khi một số võ quan giữ chức vụ tạm thời ở những nơi xung yếu như của trấn, quan, thành, cảng, trại, những chức lớn đều gọi chung là Tổng binh hay Trấn thủ. Có những người còn được phong thêm danh hiệu Tướng quân.
Như vậy Tướng quân chỉ là danh từ chung dành cho các tướng lĩnh cao cấp trong chiến đấu hay trong công vụ quan trọng, đặc biệt.
Đề thống tướng quân và Tuần phủ Đô tướng quân có lẽ cũng là danh hiệu phong cho viên tướng lớn có tính chất như khâm sai, khâm phái của lĩnh vực hành chính thời Lê.
Có thể nói, ấn đồng “Đề Thống Tướng quân chi ấn” là hiện vật mang giá trị lịch sử đặc biệt, góp phần giúp hậu thể tìm hiểu sâu hơn về nền hành chính và tổ chức quân đội thời Lê sơ. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.