Khang Hi Đế có thể được coi là "Thủy Tổ trung hưng" của thời đại Mãn Thanh, thời kỳ "Khang Càn thịnh trị" bắt nguồn từ triều đại của ông. Khi Khang Hi Đế 8 tuổi đã được kế thừa Hoàng vị, năm 14 tuổi bắt đầu đích thân quản lý triều chính, đến năm 16 tuổi đã thành công trong việc bài trừ thế lực của Ngao Bái. Ảnh: image.baidu.com. Có một điều khiến nhiều người thắc mắc là dù bỏ rất nhiều công sức để bài trừ thế lực của Ngao Bái, nhưng Khang Hi Đế chỉ giam cầm ông ta, chứ không ban tội chết và cũng không giết chết con trai Ngao Bái là Nạp Mục Phúc. Sau khi Ngao Bái qua đời, Khang Hi Đế còn phóng thích cho Nạp Mục Phúc. Tạo hình Ngao Bái và Khang Hi Đế trên phim ảnh, nguồn: baidu.com. Theo các tài liệu sử học, Khang Hi Đế đã đưa ra lý do như sau: "Ngao Bái đã phục vụ lâu năm cho nhà Thanh, cho dù không có công lao thì cũng có khổ lao, nên không nhẫn tâm giết ông ta, cách chức, thu tịch nhà cửa là được rồi". Ảnh: baidu.com. Nhưng không lẽ chỉ vì Ngao Bái "phục vụ lâu năm" mà Khang Hi Đế tha mạng cho ông ta? Đương nhiên, nguyên nhân không chỉ đơn giản như vậy, mà là vì nếu không có Ngao Bái, thì cơ bản Khang Hi cũng không được ngồi lên ngai vàng. Hình tượng Ngao Bái được xây dựng trên phim, nguồn: baidu.com. Khang Hi Đế là con trai của Thuận Trị Đế, là cháu trai của Hoàng Thái Cực, còn Ngao Bái chính là ân nhân của ba đời ông, cha, cháu của Khang Hi. Thời kỳ Hoàng Thái Cực, Ngao Bái đã cứu Hoàng Thái Cực, đích thân xung phong ra trận, giải phá vòng vây cứu mạng Hoàng Thái Cực. Khang Hi Đế khi có ý muốn giết chết Ngao Bái, ông ta đã đứng trước mặt văn võ bá quan, cởi áo khoác, để lộ vết thương trên lưng. Khang Hi khi nhìn thấy vết sẹo, trong lòng vô cùng bối rối, nếu giết ông ta, tất sẽ khiến văn võ bá quan không phục nên chỉ còn cách giam Ngao Bái vào ngục. Ảnh: baidu.com.Hơn nữa, Ngao Bái không chỉ là ân nhân của Hoàng Thái Cực, mà còn là người đưa Thuận Trị Đế lên ngôi. Sau khi Hoàng Thái Cực chết, Đa Nhĩ Cổn có ý dòm ngó Hoàng vị, nhưng do lúc đó Ngao Bái là Thống lĩnh hộ quân Tương Hoàng Kì, cùng với Sách Ni bảo vệ Thuận Trị lên ngôi Hoàng đế. Cho nên nếu không có sự hỗ trợ của Ngao Bái lúc ban đầu thì Thuận Trị không thể thành Hoàng đế và cũng đồng nghĩa với việc không có Khang Hi Đế sau này. Ảnh: baidu.com.Nếu như quyền lực của Ngao Bái không quá lớn và ông ta không quá ngông cuồng thì Khang Hi Đế cũng sẽ không động đến ông ta. Dù có bài trừ thế lực của Ngao Bái, Khang Hi Đế cũng không ban chết là cũng bởi Ngao Bái có ân đối với cả Hoàng thất Mãn Thanh, nếu giết ông ta, sẽ khiến văn võ bá quan dị nghị. Đặc biệt sau khi Ngao Bái qua đời trong ngục tù, Khang Hi Đế còn gia phong cho con cháu ông ta, đây có thể coi là một sự báo đáp đối với Ngao Bái. Ảnh: baidu.com.
Khang Hi Đế có thể được coi là "Thủy Tổ trung hưng" của thời đại Mãn Thanh, thời kỳ "Khang Càn thịnh trị" bắt nguồn từ triều đại của ông. Khi Khang Hi Đế 8 tuổi đã được kế thừa Hoàng vị, năm 14 tuổi bắt đầu đích thân quản lý triều chính, đến năm 16 tuổi đã thành công trong việc bài trừ thế lực của Ngao Bái. Ảnh: image.baidu.com.
Có một điều khiến nhiều người thắc mắc là dù bỏ rất nhiều công sức để bài trừ thế lực của Ngao Bái, nhưng Khang Hi Đế chỉ giam cầm ông ta, chứ không ban tội chết và cũng không giết chết con trai Ngao Bái là Nạp Mục Phúc. Sau khi Ngao Bái qua đời, Khang Hi Đế còn phóng thích cho Nạp Mục Phúc. Tạo hình Ngao Bái và Khang Hi Đế trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Theo các tài liệu sử học, Khang Hi Đế đã đưa ra lý do như sau: "Ngao Bái đã phục vụ lâu năm cho nhà Thanh, cho dù không có công lao thì cũng có khổ lao, nên không nhẫn tâm giết ông ta, cách chức, thu tịch nhà cửa là được rồi". Ảnh: baidu.com.
Nhưng không lẽ chỉ vì Ngao Bái "phục vụ lâu năm" mà Khang Hi Đế tha mạng cho ông ta? Đương nhiên, nguyên nhân không chỉ đơn giản như vậy, mà là vì nếu không có Ngao Bái, thì cơ bản Khang Hi cũng không được ngồi lên ngai vàng. Hình tượng Ngao Bái được xây dựng trên phim, nguồn: baidu.com.
Khang Hi Đế là con trai của Thuận Trị Đế, là cháu trai của Hoàng Thái Cực, còn Ngao Bái chính là ân nhân của ba đời ông, cha, cháu của Khang Hi. Thời kỳ Hoàng Thái Cực, Ngao Bái đã cứu Hoàng Thái Cực, đích thân xung phong ra trận, giải phá vòng vây cứu mạng Hoàng Thái Cực. Khang Hi Đế khi có ý muốn giết chết Ngao Bái, ông ta đã đứng trước mặt văn võ bá quan, cởi áo khoác, để lộ vết thương trên lưng. Khang Hi khi nhìn thấy vết sẹo, trong lòng vô cùng bối rối, nếu giết ông ta, tất sẽ khiến văn võ bá quan không phục nên chỉ còn cách giam Ngao Bái vào ngục. Ảnh: baidu.com.
Hơn nữa, Ngao Bái không chỉ là ân nhân của Hoàng Thái Cực, mà còn là người đưa Thuận Trị Đế lên ngôi. Sau khi Hoàng Thái Cực chết, Đa Nhĩ Cổn có ý dòm ngó Hoàng vị, nhưng do lúc đó Ngao Bái là Thống lĩnh hộ quân Tương Hoàng Kì, cùng với Sách Ni bảo vệ Thuận Trị lên ngôi Hoàng đế. Cho nên nếu không có sự hỗ trợ của Ngao Bái lúc ban đầu thì Thuận Trị không thể thành Hoàng đế và cũng đồng nghĩa với việc không có Khang Hi Đế sau này. Ảnh: baidu.com.
Nếu như quyền lực của Ngao Bái không quá lớn và ông ta không quá ngông cuồng thì Khang Hi Đế cũng sẽ không động đến ông ta. Dù có bài trừ thế lực của Ngao Bái, Khang Hi Đế cũng không ban chết là cũng bởi Ngao Bái có ân đối với cả Hoàng thất Mãn Thanh, nếu giết ông ta, sẽ khiến văn võ bá quan dị nghị. Đặc biệt sau khi Ngao Bái qua đời trong ngục tù, Khang Hi Đế còn gia phong cho con cháu ông ta, đây có thể coi là một sự báo đáp đối với Ngao Bái. Ảnh: baidu.com.