Trong nhiều bộ phim điện ảnh, công chúng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các điệp viên bị kẻ thù bắt giữ và thẩm vấn với máy kiểm tra nói dối. Điều này không phải hư cấu.Trên thực tế, các điệp viên khi bị rơi vào tay đối phương đều phải đối mặt với việc bị thẩm vấn để điều tra, xác nhận thông tin xem họ đến từ đâu, làm việc cho ai, đã lấy được những thông tin tình báo nào...Nếu điệp viên không có đủ bản lĩnh thì sẽ dễ dàng để lộ những thông tin quan trọng về tổ chức và nhiệm vụ của mình.Theo đó, để tránh làm lộ bí mật nếu rơi vào tay đối phương, điệp viên các nước trên thế giới thường trải qua khóa huấn luyện nghiêm ngặt.Không chỉ trải qua quá trình huấn luyện thể chất và các kỹ năng chiến đấu, các điệp viên phải rèn luyện tâm lý, bản lĩnh vững vàng để có thần kinh "thép".Do đó, các điệp viên luôn kiểm soát được bản thân. Từ đây, họ sẽ có những phán đoán chính xác, đưa ra những câu trả lời sai sự thật nhằm đánh lừa đối phương nếu bị bắt giữ, thẩm vấn.Để kiểm tra thông tin mà các điệp viên đưa ra là thật hay giả, lực lượng tình báo của Mỹ, Anh và một số nước có máy phát hiện nói dối (gồm máy đa đồ, đa tuyến).Đó là thiết bị phân tích về: hơi thở, nhịp tim, huyết áp, thay đổi độ dày của mạch máu, mồ hôi và các chỉ số khác của người kiểm tra.Nếu những chỉ số này biến động lớn thì các chuyên gia có thể xác định điệp viên đang trải qua bài kiểm tra có đang nói dối hay không.Để vượt qua máy phát hiện nói dối, các điệp viên thường phải giữ vững tâm lý, tránh căng thẳng và tin tưởng vào lời nói dối của mình là sự thật. Như vậy, họ có thể đánh lừa được máy phát hiện nói dối cũng như kẻ thù.Theo đó, để làm tốt công việc gián điệp, các điệp viên cần có tinh thần "thép" và thường xuyên luyện tập việc nói chuyện lưu loát như các diễn viên để kẻ thù không thể biết đâu là lời nói dối, đâu là sự thật. Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.
Trong nhiều bộ phim điện ảnh, công chúng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các điệp viên bị kẻ thù bắt giữ và thẩm vấn với máy kiểm tra nói dối. Điều này không phải hư cấu.
Trên thực tế, các điệp viên khi bị rơi vào tay đối phương đều phải đối mặt với việc bị thẩm vấn để điều tra, xác nhận thông tin xem họ đến từ đâu, làm việc cho ai, đã lấy được những thông tin tình báo nào...
Nếu điệp viên không có đủ bản lĩnh thì sẽ dễ dàng để lộ những thông tin quan trọng về tổ chức và nhiệm vụ của mình.
Theo đó, để tránh làm lộ bí mật nếu rơi vào tay đối phương, điệp viên các nước trên thế giới thường trải qua khóa huấn luyện nghiêm ngặt.
Không chỉ trải qua quá trình huấn luyện thể chất và các kỹ năng chiến đấu, các điệp viên phải rèn luyện tâm lý, bản lĩnh vững vàng để có thần kinh "thép".
Do đó, các điệp viên luôn kiểm soát được bản thân. Từ đây, họ sẽ có những phán đoán chính xác, đưa ra những câu trả lời sai sự thật nhằm đánh lừa đối phương nếu bị bắt giữ, thẩm vấn.
Để kiểm tra thông tin mà các điệp viên đưa ra là thật hay giả, lực lượng tình báo của Mỹ, Anh và một số nước có máy phát hiện nói dối (gồm máy đa đồ, đa tuyến).
Đó là thiết bị phân tích về: hơi thở, nhịp tim, huyết áp, thay đổi độ dày của mạch máu, mồ hôi và các chỉ số khác của người kiểm tra.
Nếu những chỉ số này biến động lớn thì các chuyên gia có thể xác định điệp viên đang trải qua bài kiểm tra có đang nói dối hay không.
Để vượt qua máy phát hiện nói dối, các điệp viên thường phải giữ vững tâm lý, tránh căng thẳng và tin tưởng vào lời nói dối của mình là sự thật. Như vậy, họ có thể đánh lừa được máy phát hiện nói dối cũng như kẻ thù.
Theo đó, để làm tốt công việc gián điệp, các điệp viên cần có tinh thần "thép" và thường xuyên luyện tập việc nói chuyện lưu loát như các diễn viên để kẻ thù không thể biết đâu là lời nói dối, đâu là sự thật.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.