Ghế rồng trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc còn được gọi là ngai vàng. Đây là chiếc ghế quyền lực mà 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh ngồi khi thượng triều, họp bàn chính sự với văn võ bá quan.Do tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối của người đứng đầu đất nước nên ghế rồng chỉ dành cho hoàng đế. Bất cứ người nào cả gan ngồi lên ngai vàng đều bị xử tội chết, dù là hoàng thân quốc thích, đại thần quyền thế.Trên thực tế, giới nghiên cứu ghi nhận có 3 trường hợp ngồi lên ghế rồng và sau đó gặp phải họa lớn. Nhiều người cho rằng điều đó xảy ra là vì 3 người này không xứng đáng ngồi lên ghế rồng nên bị "thần linh trừng phạt".Người đầu tiên gặp "kết đắng" vì ngồi lên ghế rồng là Lý Tự Thành. Theo sử sách, sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành lên ngôi hoàng đế. Thế nhưng, người này chỉ làm vua được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế soán ngôi.Sau cùng, Lý Tự Thành chết một cách bí ẩn vào năm Thuận Trị thứ ba (1645). Minh sử ghi chép về cái chết của Lý Tự Thành là do không xứng đáng với ngôi vị hoàng đế nên phải chịu "lời nguyền" của chiếc ghế rồng.Người tiếp theo ngồi lên ngai vàng và có kết cục bi thảm là Viên Thế Khải. Vào ngày 1/1/1916, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Hồng Hiến. Theo sử liệu, người này ngồi trên ngai vàng trong 83 ngày rồi sau đó đột tử. Các tài liệu viết rằng, Viên Thế Khải vì “lo lắng mà chết”.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Viên Thế Khải mỗi lần ngồi vào lên ghế rồng tinh thần đều rối loạn. Đến đêm, ông bị mất ngủ và hay gặp ác mộng. Một số người cho rằng, Viên Thế Khải không phải là người đủ tài đức cũng như không được mọi người công nhận để trở thành hoàng đế. Do vậy, ông chết một cách bí ẩn do phạm vào đại kỵ của ghế rồng.Người thứ ba qua đời một cách bí ẩn sau khi ngồi lên ghế rồng là Tổng tư lệnh liên quân 8 nước - Alfred Waldersee. Ông được giao nhiệm vụ trấn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc vào năm 1900.Một số ghi chép viết rằng, sau khi liên minh 8 nước đặt chân đến Bắc Kinh, Waldersee đã ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành vì muốn biết sẽ có cảm giác xem như thế nào.Ba tháng sau, Waldersee trở về Đức và được chính phủ khen thưởng. Đến năm 1904, ông qua đời vì bệnh tật. Một số người cho rằng, viên sĩ quan người phương Tây này cũng vướng phải "lời nguyền" do ngồi lên ghế rồng. Do đó, Waldersee gặp bi kịch và qua đời không lâu sau khi cả gan ngồi lên ngai vàng chỉ dành cho bậc quân vương.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Ghế rồng trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc còn được gọi là ngai vàng. Đây là chiếc ghế quyền lực mà 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh ngồi khi thượng triều, họp bàn chính sự với văn võ bá quan.
Do tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối của người đứng đầu đất nước nên ghế rồng chỉ dành cho hoàng đế. Bất cứ người nào cả gan ngồi lên ngai vàng đều bị xử tội chết, dù là hoàng thân quốc thích, đại thần quyền thế.
Trên thực tế, giới nghiên cứu ghi nhận có 3 trường hợp ngồi lên ghế rồng và sau đó gặp phải họa lớn. Nhiều người cho rằng điều đó xảy ra là vì 3 người này không xứng đáng ngồi lên ghế rồng nên bị "thần linh trừng phạt".
Người đầu tiên gặp "kết đắng" vì ngồi lên ghế rồng là Lý Tự Thành. Theo sử sách, sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành lên ngôi hoàng đế. Thế nhưng, người này chỉ làm vua được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế soán ngôi.
Sau cùng, Lý Tự Thành chết một cách bí ẩn vào năm Thuận Trị thứ ba (1645). Minh sử ghi chép về cái chết của Lý Tự Thành là do không xứng đáng với ngôi vị hoàng đế nên phải chịu "lời nguyền" của chiếc ghế rồng.
Người tiếp theo ngồi lên ngai vàng và có kết cục bi thảm là Viên Thế Khải. Vào ngày 1/1/1916, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Hồng Hiến. Theo sử liệu, người này ngồi trên ngai vàng trong 83 ngày rồi sau đó đột tử. Các tài liệu viết rằng, Viên Thế Khải vì “lo lắng mà chết”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Viên Thế Khải mỗi lần ngồi vào lên ghế rồng tinh thần đều rối loạn. Đến đêm, ông bị mất ngủ và hay gặp ác mộng. Một số người cho rằng, Viên Thế Khải không phải là người đủ tài đức cũng như không được mọi người công nhận để trở thành hoàng đế. Do vậy, ông chết một cách bí ẩn do phạm vào đại kỵ của ghế rồng.
Người thứ ba qua đời một cách bí ẩn sau khi ngồi lên ghế rồng là Tổng tư lệnh liên quân 8 nước - Alfred Waldersee. Ông được giao nhiệm vụ trấn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc vào năm 1900.
Một số ghi chép viết rằng, sau khi liên minh 8 nước đặt chân đến Bắc Kinh, Waldersee đã ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành vì muốn biết sẽ có cảm giác xem như thế nào.
Ba tháng sau, Waldersee trở về Đức và được chính phủ khen thưởng. Đến năm 1904, ông qua đời vì bệnh tật. Một số người cho rằng, viên sĩ quan người phương Tây này cũng vướng phải "lời nguyền" do ngồi lên ghế rồng. Do đó, Waldersee gặp bi kịch và qua đời không lâu sau khi cả gan ngồi lên ngai vàng chỉ dành cho bậc quân vương.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.