Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc khai quật và có những khám phá quan trọng tại lăng mộ của vua Tần.Trong số các di tích văn hóa, đội quân đất nung có kích thước mỗi pho tượng binh sĩ tương đương người thật là khám phá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên, giới khảo cổ tin rằng, bên trong lăng mộ của vua Tần có 4 bảo vật quốc gia được cho là có giá trị không kém đội quân đất nung dù đến nay vẫn chưa tìm thấy.Bảo vật đầu tiên là kiếm Thái A. Theo các giai thoại, thanh kiếm này là vũ khí cá nhân của Vua Tần. Ông hoàng này đã sử dụng bảo kiếm này đả thương Kinh Kha khi bị ám sát. Thanh kiếm Thái A sắc bén ngàn năm không rỉ và quý hiếm được các chuyên gia tin rằng được chôn cùng Tần Thủy Hoàng sau khi ông băng hà.Báu vật khác được cho là có trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là Thập nhị kim nhân (tức 12 tượng người bằng đồng "khủng"). Theo các ghi chép, sau khi thống nhất 6 nước chư hầu, Vua Tần hạ lệnh thu giữ toàn bộ số lượng đồng trong nước để tránh những thế lực thù địch sử dụng để chế tạo vũ khí, gây ra các cuộc bạo loạn.Với số lượng đồng cực lớn thu gom từ trong dân chúng, Tần Thủy Hoàng cho thợ sử dụng để đúc 12 bức tượng đồng hình người lớn và đặt ở kinh đô Hàm Dương.Vào thời xưa, đồng còn được gọi là kim (vàng). Vậy nên, người xưa còn gọi đó là 12 tượng vàng. Sau khi Tần Thủy Hoàng, những pho tượng này biến mất. Một quan điểm cho rằng, chúng được chôn cùng Vua Tần để tiếp tục theo theo hầu ở thế giới bên kia.Bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là còn lưu giữ bảo vật quý giá khác là cổ tịch. Những tài liệu, ghi chép quý hiếm có liên quan đến lịch sử, văn hóa, chính trị thời đó có thể được tùy táng cùng ông hoàng nổi tiếng lịch sử này.Dưới thời phong kiến, cửu đỉnh là biểu tượng cho vương quyền, sự thịnh vượng của nhiều triều đại như: nhà Hạ, nhà Chu, nhà Thương... Tương truyền, vào thời xa xưa, vua Hạ Vũ chia thiên hạ thành 9 châu rồi cho người đúc thành 9 chiếc đỉnh (hay còn gọi cửu đỉnh). Hình dáng địa hình của mỗi châu được chạm khắc tinh xảo lên từng chiếc đỉnh.Trải qua nhiều thế kỷ, cửu đỉnh qua tay nhiều đời chủ trước khi biến mất bí ẩn không rõ tung tích. Một quan điểm cho rằng, Tần Thủy Hoàng có được cửu đỉnh và quyết định đem theo chúng bồi táng cùng với mình.Do lăng mộ Tần Thủy Hoàng chưa được khai quật toàn bộ nên các chuyên gia chưa thể khẳng định những bảo vật cực giá trị trên có thực sự được cất giấu tại nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế này hay không.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, các chuyên gia đã thực hiện nhiều cuộc khai quật và có những khám phá quan trọng tại lăng mộ của vua Tần.
Trong số các di tích văn hóa, đội quân đất nung có kích thước mỗi pho tượng binh sĩ tương đương người thật là khám phá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được nhiều người biết đến nhất. Tuy nhiên, giới khảo cổ tin rằng, bên trong lăng mộ của vua Tần có 4 bảo vật quốc gia được cho là có giá trị không kém đội quân đất nung dù đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Bảo vật đầu tiên là kiếm Thái A. Theo các giai thoại, thanh kiếm này là vũ khí cá nhân của Vua Tần. Ông hoàng này đã sử dụng bảo kiếm này đả thương Kinh Kha khi bị ám sát. Thanh kiếm Thái A sắc bén ngàn năm không rỉ và quý hiếm được các chuyên gia tin rằng được chôn cùng Tần Thủy Hoàng sau khi ông băng hà.
Báu vật khác được cho là có trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là Thập nhị kim nhân (tức 12 tượng người bằng đồng "khủng"). Theo các ghi chép, sau khi thống nhất 6 nước chư hầu, Vua Tần hạ lệnh thu giữ toàn bộ số lượng đồng trong nước để tránh những thế lực thù địch sử dụng để chế tạo vũ khí, gây ra các cuộc bạo loạn.
Với số lượng đồng cực lớn thu gom từ trong dân chúng, Tần Thủy Hoàng cho thợ sử dụng để đúc 12 bức tượng đồng hình người lớn và đặt ở kinh đô Hàm Dương.
Vào thời xưa, đồng còn được gọi là kim (vàng). Vậy nên, người xưa còn gọi đó là 12 tượng vàng. Sau khi Tần Thủy Hoàng, những pho tượng này biến mất. Một quan điểm cho rằng, chúng được chôn cùng Vua Tần để tiếp tục theo theo hầu ở thế giới bên kia.
Bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được cho là còn lưu giữ bảo vật quý giá khác là cổ tịch. Những tài liệu, ghi chép quý hiếm có liên quan đến lịch sử, văn hóa, chính trị thời đó có thể được tùy táng cùng ông hoàng nổi tiếng lịch sử này.
Dưới thời phong kiến, cửu đỉnh là biểu tượng cho vương quyền, sự thịnh vượng của nhiều triều đại như: nhà Hạ, nhà Chu, nhà Thương... Tương truyền, vào thời xa xưa, vua Hạ Vũ chia thiên hạ thành 9 châu rồi cho người đúc thành 9 chiếc đỉnh (hay còn gọi cửu đỉnh). Hình dáng địa hình của mỗi châu được chạm khắc tinh xảo lên từng chiếc đỉnh.
Trải qua nhiều thế kỷ, cửu đỉnh qua tay nhiều đời chủ trước khi biến mất bí ẩn không rõ tung tích. Một quan điểm cho rằng, Tần Thủy Hoàng có được cửu đỉnh và quyết định đem theo chúng bồi táng cùng với mình.
Do lăng mộ Tần Thủy Hoàng chưa được khai quật toàn bộ nên các chuyên gia chưa thể khẳng định những bảo vật cực giá trị trên có thực sự được cất giấu tại nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế này hay không.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.