Nằm ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP HCM, đền tưởng niệm Bến Nọc ghi dấu một nỗi đau lớn của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Ngôi đền này là nơi tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc.Ngược dòng lịch sử, sau khi quay lại Sài Gòn vào 1945, quân Pháp do tên quan hai Pirolet chỉ huy đã chiếm Bót Dây Thép - một trạm phát và nhận tin cũ của Pháp - cải tạo thành nơi đồn trú và trại giam giữ những người yêu nước tại địa phương.Lúc này phong trào yêu nước bùng nổ khắp nơi. Các tổ chức Thanh niên Tiền phong Thanh niên Cứu quốc hoạt động mạnh, nhất là vùng Tăng Nhơn Phú khiến thực dân Pháp lo lắng. Chúng bắt đầu dùng bạo lực hòng dập tắt các phong trào yêu nước.Từ cuối năm 1945, quân Pháp bắt đầu thực hiện các cuộc lùng sục tại các ngôi làng trong vùng. Đi đến đâu chúng đốt phá, đánh đập, cướp bóc, hãm hiếp... đến đó. Rất nhiều thanh niên vô tội đã bị đưa về Bót Dây Thép để tra khảo.Những người bị bắt đều phải qua thẩm vấn của tên quan hai Pirolet. Họ sẽ bị coi là các chính trị phạm nếu không hợp tác và bị các sĩ quan dưới quyền Pirolet dùng cực hình trấn áp hết sức dã man.Ban đầu, phạm nhân bị nhốt ở khoảng sân quây kín bằng tấm tôn và gỗ. Khi không còn chỗ, họ bị đưa xuống căn hầm nằm dưới chân cầu thang. Khi hầm quá chật, một số người bị kéo ra bằng thòng lọng và bị trói lại, sắp thành hàng để một kẻ trùm bao bố nhìn mặt.Nếu gã này gật đầu, nạn nhân sẽ bị chặt đầu. Nhiều cán bộ cách mạng và thanh niên du kích đã bị chém đầu tại Bót Dây Thép.Theo lệnh Pirolet, xác các nạn nhân sẽ bị đem đến cầu Bến Nọc, cách Bót Dây Thép 2 km và ném xuống sông. Có những lần một khúc sông nổi vài chục xác người.Cuối năm 1947, trước khi rời khỏi Bót Dây Thép, quân Pháp tập trung những người còn bị giam đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc. Thi thể các nạn nhân xấu số đều được người dân trục vớt và đưa đi chôn cất.Hành động giết chóc được thực hiện từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947 đã gây biết bao thảm cảnh đau thương, tang tóc cho người dân ở Thủ Đức, đặc biệt là bà con xã Tăng Nhơn Phú và vùng bưng 6 xã. Theo thống kê, số người bị giết hại vào khoảng 700 người.Đến năm 2009, đền tưởng niệm Bến Nọc được xây dựng để ghi nhớ sự kiện lịch sử đau thương này...
Nằm ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP HCM, đền tưởng niệm Bến Nọc ghi dấu một nỗi đau lớn của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ngôi đền này là nơi tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc.
Ngược dòng lịch sử, sau khi quay lại Sài Gòn vào 1945, quân Pháp do tên quan hai Pirolet chỉ huy đã chiếm Bót Dây Thép - một trạm phát và nhận tin cũ của Pháp - cải tạo thành nơi đồn trú và trại giam giữ những người yêu nước tại địa phương.
Lúc này phong trào yêu nước bùng nổ khắp nơi. Các tổ chức Thanh niên Tiền phong Thanh niên Cứu quốc hoạt động mạnh, nhất là vùng Tăng Nhơn Phú khiến thực dân Pháp lo lắng. Chúng bắt đầu dùng bạo lực hòng dập tắt các phong trào yêu nước.
Từ cuối năm 1945, quân Pháp bắt đầu thực hiện các cuộc lùng sục tại các ngôi làng trong vùng. Đi đến đâu chúng đốt phá, đánh đập, cướp bóc, hãm hiếp... đến đó. Rất nhiều thanh niên vô tội đã bị đưa về Bót Dây Thép để tra khảo.
Những người bị bắt đều phải qua thẩm vấn của tên quan hai Pirolet. Họ sẽ bị coi là các chính trị phạm nếu không hợp tác và bị các sĩ quan dưới quyền Pirolet dùng cực hình trấn áp hết sức dã man.
Ban đầu, phạm nhân bị nhốt ở khoảng sân quây kín bằng tấm tôn và gỗ. Khi không còn chỗ, họ bị đưa xuống căn hầm nằm dưới chân cầu thang. Khi hầm quá chật, một số người bị kéo ra bằng thòng lọng và bị trói lại, sắp thành hàng để một kẻ trùm bao bố nhìn mặt.
Nếu gã này gật đầu, nạn nhân sẽ bị chặt đầu. Nhiều cán bộ cách mạng và thanh niên du kích đã bị chém đầu tại Bót Dây Thép.
Theo lệnh Pirolet, xác các nạn nhân sẽ bị đem đến cầu Bến Nọc, cách Bót Dây Thép 2 km và ném xuống sông. Có những lần một khúc sông nổi vài chục xác người.
Cuối năm 1947, trước khi rời khỏi Bót Dây Thép, quân Pháp tập trung những người còn bị giam đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc. Thi thể các nạn nhân xấu số đều được người dân trục vớt và đưa đi chôn cất.
Hành động giết chóc được thực hiện từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947 đã gây biết bao thảm cảnh đau thương, tang tóc cho người dân ở Thủ Đức, đặc biệt là bà con xã Tăng Nhơn Phú và vùng bưng 6 xã. Theo thống kê, số người bị giết hại vào khoảng 700 người.
Đến năm 2009, đền tưởng niệm Bến Nọc được xây dựng để ghi nhớ sự kiện lịch sử đau thương này...