Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là một địa danh lịch sử đặc biệt gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.Là tỉnh có giới tuyến chia cắt hai miền Bắc - Nam, đất lửa Quảng Trị là biểu tượng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Sau ngày thống nhất, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn được xây tại Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn.Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977 tại vị trí cạnh thượng nguồn sông Bến Hải. Sau khi hoàn thành, công trình có tổng diện tích 140.000m2, trong đó diện tích đất mộ là 23.000m2, là nơi quy tụ trên 10.000 phần mộ của các liệt sỹ.Không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang Trường Sơn còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.Nằm bên đường quốc lộ 9, cách trung tâm TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị gần 6km về phía Tây, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là nơi an nghỉ của các liệt sỹ đã từng chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đường 9 đã đi vào huyền thoại với những chiến công hào hùng và oanh liệt của quân và dân ta, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 - Nam Lào, đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mưu đồ cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh của địch năm 1971.Nghĩa trang Đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Khi hoàn thành, nghĩa trang có tổng diện tích là 13 ha, quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ, trong đó có khoảng 2/3 mộ liệt sỹ chưa được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán.Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.Khu mộ của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một địa danh tâm linh thiêng liêng gắn với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ.Là đầu mối giao thông hết sức quan trọng, trong chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ luôn tập trung đánh phá Ngã ba Đồng Lộc nhằm cắt đứt đường tiếp tế chiến trường miền Nam. Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá.Ngày 24/7/1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Căn hầm đã bị sụp đổ khiến cả 10 cô đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình.Sự ra đi của các cô đã trở thành một huyền thoại bất tử của lịch sử dân tộc thế kỷ 20.
Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là một địa danh lịch sử đặc biệt gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Là tỉnh có giới tuyến chia cắt hai miền Bắc - Nam, đất lửa Quảng Trị là biểu tượng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Sau ngày thống nhất, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn được xây tại Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977 tại vị trí cạnh thượng nguồn sông Bến Hải. Sau khi hoàn thành, công trình có tổng diện tích 140.000m2, trong đó diện tích đất mộ là 23.000m2, là nơi quy tụ trên 10.000 phần mộ của các liệt sỹ.
Không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ, nghĩa trang Trường Sơn còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Nằm bên đường quốc lộ 9, cách trung tâm TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị gần 6km về phía Tây, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là nơi an nghỉ của các liệt sỹ đã từng chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đường 9 đã đi vào huyền thoại với những chiến công hào hùng và oanh liệt của quân và dân ta, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 - Nam Lào, đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mưu đồ cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh của địch năm 1971.
Nghĩa trang Đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Khi hoàn thành, nghĩa trang có tổng diện tích là 13 ha, quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ, trong đó có khoảng 2/3 mộ liệt sỹ chưa được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán.
Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khu mộ của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một địa danh tâm linh thiêng liêng gắn với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ.
Là đầu mối giao thông hết sức quan trọng, trong chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ luôn tập trung đánh phá Ngã ba Đồng Lộc nhằm cắt đứt đường tiếp tế chiến trường miền Nam. Vào mùa hè năm 1968, nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá.
Ngày 24/7/1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom đã rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Căn hầm đã bị sụp đổ khiến cả 10 cô đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn còn chưa lập gia đình.
Sự ra đi của các cô đã trở thành một huyền thoại bất tử của lịch sử dân tộc thế kỷ 20.