Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung nằm giữa thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, là một quần thể cung điện rộng 720.000 m2. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 vị hoàng đế triều Minh và 10 vị hoàng đế triều Thanh.Vào năm 1406, tại thời nhà Minh, Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420. Ước tính khoảng 1 triệu người thợ đã được huy động để hoàn thành việc xây dựng cung điện này. Bên cạnh đó, Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế, trong đó có tổng công trình sư Nguyễn An, một người Việt Nam.Bốn góc của Tử Cấm Thành là 4 tòa tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (phía Nam), Thần Vũ Môn (phía Bắc), Đông Hoa Môn (phía Đông), Tây Hoa Môn (phía Tây). Bên ngoài tường thành của Tử Cấm Thành là một hào nước rộng 52 m.Đây là Cửa Ngọ Môn, cửa chính để vào Cố Cung. Khi vào Cửa Ngọ Môn, trước mặt là một quảng trường có con sông Kim Thủy chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa quảng trường có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng.Cố Cung có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 800 công trình với 9999 gian phòng. Mỗi phòng đều được trang trí bằng tượng, phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.Tử Cấm Thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (hay còn gọi là Tiền triều), ở phía Nam dành cho các lễ nghi và Nội đình (hay còn gọi là Hậu cung), phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.Đa số mái nhà của các cung điện trong Tử Cấm Thành đều được lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Trong thuyết ngũ hành, màu vàng tượng trưng cho thổ, gốc của vạn vật, cho nên màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.Mái điện được chạm trổ đầu rồng kỳ công.Trong khi đó, tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Vào thời xưa, trừ hoàng cung, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ để sơn tường.Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành, trung tâm của Hoàng thành là Cung thành, trung tâm của Cung thành là Thái Hòa điện. Điện Thái Hòa là điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, cao 30 m so với quảng trường xung quanh. Đây là nơi thực hiện những nghi lễ quan trọng như đăng cơ, lễ thành hôn của Hoàng gia.Trang trí phần lớn ở điện Thái Hòa là hoa văn hình rồng. Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc.Trên trần điện được thiết kế một giếng chìm có hình rồng cuộn, từ miệng giếng tỏa ra một chùm những quả cầu bằng kim loại, được gọi là “Gương Hiên Viên” với ngụ ý quay trở về với Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua cổ đại của Trung Quốc đã tu hành đắc đạo cưỡi rồng bay lên trời.Ngai vàng của nhà vua được đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, có tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn với mọi tư thế trong điện Thái Hòa.Gác mái điện Thái Hòa.Đây là lối vào Cung Càn Thanh, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Sân rồng của Cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây mang tên Nhật tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Mặt Trời và Mặt Trăng.Bên trong Cung càn Thanh. Đây không chỉ là nơi ở của Hoàng Thượng và Hoàng hậu mà còn là nơi vua cùng các quan bàn chuyện chính sự.Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên. Đây là nơi cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn, khác hẳn với sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành.Một góc trong Ngự hoa viên.Trần cung điện trong Ngự hoa viên cũng được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết.Phần móng của Tử Cấm Thành cũng lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới. Trên tường là 9 con rồng uốn mình bảo vệ Cung Ninh Thọ.Bậc thềm trong Tử Cấm Thành cũng được chạm trổ rồng bay rất công phu.Một góc sân trong Tử Cấm Thành.Hiện nay, Tử Cấm Thành được coi là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung nằm giữa thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, là một quần thể cung điện rộng 720.000 m2. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 vị hoàng đế triều Minh và 10 vị hoàng đế triều Thanh.
Vào năm 1406, tại thời nhà Minh, Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420. Ước tính khoảng 1 triệu người thợ đã được huy động để hoàn thành việc xây dựng cung điện này. Bên cạnh đó, Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế, trong đó có tổng công trình sư Nguyễn An, một người Việt Nam.
Bốn góc của Tử Cấm Thành là 4 tòa tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (phía Nam), Thần Vũ Môn (phía Bắc), Đông Hoa Môn (phía Đông), Tây Hoa Môn (phía Tây). Bên ngoài tường thành của Tử Cấm Thành là một hào nước rộng 52 m.
Đây là Cửa Ngọ Môn, cửa chính để vào Cố Cung. Khi vào Cửa Ngọ Môn, trước mặt là một quảng trường có con sông Kim Thủy chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa quảng trường có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng.
Cố Cung có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 800 công trình với 9999 gian phòng. Mỗi phòng đều được trang trí bằng tượng, phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
Tử Cấm Thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (hay còn gọi là Tiền triều), ở phía Nam dành cho các lễ nghi và Nội đình (hay còn gọi là Hậu cung), phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.
Đa số mái nhà của các cung điện trong Tử Cấm Thành đều được lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Trong thuyết ngũ hành, màu vàng tượng trưng cho thổ, gốc của vạn vật, cho nên màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
Mái điện được chạm trổ đầu rồng kỳ công.
Trong khi đó, tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Vào thời xưa, trừ hoàng cung, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ để sơn tường.
Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành, trung tâm của Hoàng thành là Cung thành, trung tâm của Cung thành là Thái Hòa điện. Điện Thái Hòa là điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, cao 30 m so với quảng trường xung quanh. Đây là nơi thực hiện những nghi lễ quan trọng như đăng cơ, lễ thành hôn của Hoàng gia.
Trang trí phần lớn ở điện Thái Hòa là hoa văn hình rồng. Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc.Trên trần điện được thiết kế một giếng chìm có hình rồng cuộn, từ miệng giếng tỏa ra một chùm những quả cầu bằng kim loại, được gọi là “Gương Hiên Viên” với ngụ ý quay trở về với Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua cổ đại của Trung Quốc đã tu hành đắc đạo cưỡi rồng bay lên trời.
Ngai vàng của nhà vua được đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, có tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn với mọi tư thế trong điện Thái Hòa.
Gác mái điện Thái Hòa.
Đây là lối vào Cung Càn Thanh, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Sân rồng của Cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây mang tên Nhật tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Mặt Trời và Mặt Trăng.
Bên trong Cung càn Thanh. Đây không chỉ là nơi ở của Hoàng Thượng và Hoàng hậu mà còn là nơi vua cùng các quan bàn chuyện chính sự.
Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên. Đây là nơi cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn, khác hẳn với sự nguy nga tráng lệ của các cung điện trong Tử Cấm Thành.
Một góc trong Ngự hoa viên.
Trần cung điện trong Ngự hoa viên cũng được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết.
Phần móng của Tử Cấm Thành cũng lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới. Trên tường là 9 con rồng uốn mình bảo vệ Cung Ninh Thọ.
Bậc thềm trong Tử Cấm Thành cũng được chạm trổ rồng bay rất công phu.
Một góc sân trong Tử Cấm Thành.
Hiện nay, Tử Cấm Thành được coi là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.