Sinh năm 1924, bà Trần Lệ Xuân là vợ của ông Ngô Đình Nhu - cố vấn cho anh trai là Ngô Đình Diệm. Ông Diệm là người đứng đầu chính quyền ở miền nam Việt Nam từ năm 1955 - 1963.Do anh chồng là ông Diệm không có vợ, gia đình bà lại sống trong dinh Độc Lập nên bà Trần Lệ Xuân thường được xem là đệ nhất phu nhân thời đó. Vì vậy, bà Xuân trở thành một nhân vật quyền lực và giàu có trong chính quyền Sài Gòn thời đó.Cuộc sống của bà Trần Lệ Xuân bước sang một trang khác khi người chồng Ngô Đình Nhu cùng anh chồng là ông Ngô Đình Diệm bị bắn chết tháng 11/1963 khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu.Khi nhận tin chồng mất, bà Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Beverly Wilshire, Los Angeles, Mỹ. Lúc ấy, bà có chuyến công du tới Mỹ.Sau khi chồng mất, bà Trần Lệ Xuân cùng con gái sang Italy sống một thời gian. Một thời gian sau, các con trai của bà Trần Lệ Xuân được phép rời Sài Gòn và gặp bà Trần Lệ Xuân tại Paris, Pháp.Cuộc sống tại Pháp của mẹ con bà Trần Lệ Xuân khá khó khăn. Bà từng kiếm tiền bằng việc thu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp ảnh. Tuy nhiên, về sau, bà lựa chọn cuộc sống ẩn dật, không còn xuất hiện trước báo giới và truyền thông.Cuộc sống của bà Trần Lệ Xuân lại khó khăn, đau buồn hơn khi người con gái đầu của bà là Ngô Đình Lệ Thủy qua đời năm 1967 trong một tai nạn xe hơi.9 năm sau, cha mẹ bà Trần Lệ Xuân được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington, Mỹ. Người em trai Trần Văn Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ. Khi ấy, bà Trần Lệ Xuân không thể sang Mỹ để chịu tang.Năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Trần Lệ Xuân cũng không thể đến dự tang vì hai bên từng xảy ra xích mích.Những năm tháng cuối đời, bà Trần Lệ Xuân sống kín tiếng ở Pháp trong một căn hộ gần trung tâm Paris và chưa bao giờ trở về Việt Nam kể từ năm 1963. Vào ngày 24/4/2011, bà Trần Lệ Xuân qua đời tại một bệnh viện ở Rome. Khi ấy, bà 87 tuổi.Video: TPHCM: Tăng 268 tuyến xe buýt phục vụ lễ 30/4 (nguồn: VTC Now)
Sinh năm 1924, bà Trần Lệ Xuân là vợ của ông Ngô Đình Nhu - cố vấn cho anh trai là Ngô Đình Diệm. Ông Diệm là người đứng đầu chính quyền ở miền nam Việt Nam từ năm 1955 - 1963.
Do anh chồng là ông Diệm không có vợ, gia đình bà lại sống trong
dinh Độc Lập nên bà
Trần Lệ Xuân thường được xem là đệ nhất phu nhân thời đó. Vì vậy, bà Xuân trở thành một nhân vật quyền lực và giàu có trong chính quyền Sài Gòn thời đó.
Cuộc sống của bà Trần Lệ Xuân bước sang một trang khác khi người chồng Ngô Đình Nhu cùng anh chồng là ông Ngô Đình Diệm bị bắn chết tháng 11/1963 khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu.
Khi nhận tin chồng mất, bà Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Beverly Wilshire, Los Angeles, Mỹ. Lúc ấy, bà có chuyến công du tới Mỹ.
Sau khi chồng mất, bà Trần Lệ Xuân cùng con gái sang Italy sống một thời gian. Một thời gian sau, các con trai của bà Trần Lệ Xuân được phép rời Sài Gòn và gặp bà Trần Lệ Xuân tại Paris, Pháp.
Cuộc sống tại Pháp của mẹ con bà Trần Lệ Xuân khá khó khăn. Bà từng kiếm tiền bằng việc thu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp ảnh. Tuy nhiên, về sau, bà lựa chọn cuộc sống ẩn dật, không còn xuất hiện trước báo giới và truyền thông.
Cuộc sống của bà Trần Lệ Xuân lại khó khăn, đau buồn hơn khi người con gái đầu của bà là Ngô Đình Lệ Thủy qua đời năm 1967 trong một tai nạn xe hơi.
9 năm sau, cha mẹ bà Trần Lệ Xuân được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington, Mỹ. Người em trai Trần Văn Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ. Khi ấy, bà Trần Lệ Xuân không thể sang Mỹ để chịu tang.
Năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Trần Lệ Xuân cũng không thể đến dự tang vì hai bên từng xảy ra xích mích.
Những năm tháng cuối đời, bà Trần Lệ Xuân sống kín tiếng ở Pháp trong một căn hộ gần trung tâm Paris và chưa bao giờ trở về Việt Nam kể từ năm 1963. Vào ngày 24/4/2011, bà Trần Lệ Xuân qua đời tại một bệnh viện ở Rome. Khi ấy, bà 87 tuổi.
Video: TPHCM: Tăng 268 tuyến xe buýt phục vụ lễ 30/4 (nguồn: VTC Now)