Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung.Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Hoa - Việt kết hợp, có diện tích tổng thể của nó khá lớn so với các ngôi nhà ở trung tâm phố cổ, với chiều dài 39 mét và chiều ngang lên tới 7 mét.Mặt tiền nhà là hệ thống ba cửa, ở giữa là cửa ra vào và hai bên là hai cửa sổ lớn. Cửa chính sử dụng loại cánh thấp không quá đầu người lớn, hai cửa bên dùng những tấm gỗ xếp ngang, được gọi là cửa ván xáng.Ngôi nhà cổ này có một tầng, kết cấu ngôi nhà tương tự kiểu nhà truyền thống Hội An với kiểu hình ống kéo dài, có một khoảng sân trời ở giữa.Kết cấu như vậy giúp nhà tận dụng nguồn ánh sáng từ tự nhiên, đưa thiên nhiên hòa quyện vào trong không gian sinh sống.Hệ thống xà, trần nhà đều bằng gỗ, được đóng dựng chắc chắn và bền vững theo thời gian dù cho hàng trăm năm trôi qua.Một điều đặc biệt là loại gỗ dùng để dựng nhà là gỗ kiềng kiềng, loại gỗ chỉ có ở vùng đất Quảng Nam, rất thích hợp với kiểu thời tiết khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió.Những vật dụng đậm chất truyền thống, nhiều trong số đó có tuổi đời trên dưới một thế kỷ như đèn dầu, giá để bút, bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình... cũng góp phần làm tôn nét cổ kính trong kiến trúc ngôi nhà.Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.Đầu thế kỷ 20, ngôi nhà này là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam, cách mạng thanh niên ở Hội An và tỉnh Quảng Nam, và gắn liền với tên tuổi người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.Ngược dòng lịch sử, sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà cổ Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc, hòa vào việc buôn bán tấp nập cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An, song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực.Vào những năm 1925 - 1926, khi phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà cổ Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước mà nhân vật nổi bật là đồng chí Cao Hồng Lãnh (1906-2008), một người con của phố cổ Hội An.Trong giai đoạn đó, nhiều sách báo tiến bộ như các tác phẩm của Phan Châu Trinh, Báo Chuông Rè, Đông Pháp thời báo, Tân Thế Kỷ, Nhân Loại và đặc biệt là báo Việt Nam Hồn xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây.Ngày nay, nhà cổ Đức An đã trở thành một không gian lưu niệm đồng chí Cao Hồng Lãnh, với nhiều hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng lão thành được trưng bày trong tủ kính.Với nét kiến trúc cổ kính và những giá trị lịch sử đặc biệt, nhà cổ Đức An đã trở thành một địa điểm đón tiếp rất nhiều du khách đến tham quan mỗi ngày.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung.
Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Hoa - Việt kết hợp, có diện tích tổng thể của nó khá lớn so với các ngôi nhà ở trung tâm phố cổ, với chiều dài 39 mét và chiều ngang lên tới 7 mét.
Mặt tiền nhà là hệ thống ba cửa, ở giữa là cửa ra vào và hai bên là hai cửa sổ lớn. Cửa chính sử dụng loại cánh thấp không quá đầu người lớn, hai cửa bên dùng những tấm gỗ xếp ngang, được gọi là cửa ván xáng.
Ngôi nhà cổ này có một tầng, kết cấu ngôi nhà tương tự kiểu nhà truyền thống Hội An với kiểu hình ống kéo dài, có một khoảng sân trời ở giữa.
Kết cấu như vậy giúp nhà tận dụng nguồn ánh sáng từ tự nhiên, đưa thiên nhiên hòa quyện vào trong không gian sinh sống.
Hệ thống xà, trần nhà đều bằng gỗ, được đóng dựng chắc chắn và bền vững theo thời gian dù cho hàng trăm năm trôi qua.
Một điều đặc biệt là loại gỗ dùng để dựng nhà là gỗ kiềng kiềng, loại gỗ chỉ có ở vùng đất Quảng Nam, rất thích hợp với kiểu thời tiết khắc nghiệt của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió.
Những vật dụng đậm chất truyền thống, nhiều trong số đó có tuổi đời trên dưới một thế kỷ như đèn dầu, giá để bút, bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình... cũng góp phần làm tôn nét cổ kính trong kiến trúc ngôi nhà.
Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Đầu thế kỷ 20, ngôi nhà này là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam, cách mạng thanh niên ở Hội An và tỉnh Quảng Nam, và gắn liền với tên tuổi người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.
Ngược dòng lịch sử, sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà cổ Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc, hòa vào việc buôn bán tấp nập cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An, song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực.
Vào những năm 1925 - 1926, khi phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà cổ Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước mà nhân vật nổi bật là đồng chí Cao Hồng Lãnh (1906-2008), một người con của phố cổ Hội An.
Trong giai đoạn đó, nhiều sách báo tiến bộ như các tác phẩm của Phan Châu Trinh, Báo Chuông Rè, Đông Pháp thời báo, Tân Thế Kỷ, Nhân Loại và đặc biệt là báo Việt Nam Hồn xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây.
Ngày nay, nhà cổ Đức An đã trở thành một không gian lưu niệm đồng chí Cao Hồng Lãnh, với nhiều hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng lão thành được trưng bày trong tủ kính.
Với nét kiến trúc cổ kính và những giá trị lịch sử đặc biệt, nhà cổ Đức An đã trở thành một địa điểm đón tiếp rất nhiều du khách đến tham quan mỗi ngày.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.