Thái hậu, hoàng hậu và các phi tần nhà Thanh thường đi "giày chậu hoa". Kiểu giày này có thiết kế độc đáo. Trong đó, phần đế bắt mắt nhất, thường được làm từ gỗ. Một số phi tần có địa vị cao, giàu có và quyền lực có thể sử tạc phần đế từ ngọc.Phần đế giày rất nặng nhưng hơi hẹp và mỏng vì phụ nữ thời đó thường thực hiện tập tục bó chân để có gót sen ba tấc. Việc đi "giày chậu hoa" sẽ làm nổi bật đôi chân nhỏ bé, tôn thêm vẻ đẹp của họ.Đế gỗ được làm bằng gỗ nguyên khối, bền và không dễ mòn. Phần này thường được bọc vải trắng hoặc sơn trắng, phần tiếp xúc với mặt đất được khâu bằng vỏ chần hoặc vải dày để tăng độ thoải mái và ma sát."Giày chậu hoa" cao từ 15 - 20 cm, dài 21,5 cm. Trong đó, riêng phần đế gỗ cao khoảng 7 cm. Phần trên may từ vải lụa, thêu hoa sen, đính đá. Mũi giày trang trí bằng chỉ thêu.Một số phi tần còn khoét rỗng đế gỗ, nhét chuông để tạo ra âm thanh khi đi bộ hoặc lấp đầy bên trong bằng cát trắng mịn và đục những lỗ nhỏ ở đế để có thể để lại những hình dạng như hoa, bướm... trên con đường đi qua."Giày chậu hoa" khó sử dụng, dễ ngã nhưng vô cùng thịnh hành trong hậu cung nhà Thanh và giới quý tộc.Nguyên do là bởi khi di chuyển bằng loại giày này, dáng người của phi tần sẽ trở nên cao, thẳng, uyển chuyển hơn cũng nưh thể hiện địa vị cao sang của người sử dụng.Theo đó, khi đi "giày chậu hoa" kết hợp với trang phục, trang sức thanh lịch, quý phái, phi tần trong hậu cung nhà Thanh sẽ toát lên phong thái kiều diễm, quý phái và sang trọng.Để có thể di chuyển thành thạo trên những đôi "giày chậu hoa", phụ nữ thời nhà Thanh phải luyện tập rất nhiều từ khi còn nhỏ.Nếu không sở hữu đôi chân nhỏ xíu và di chuyển được bằng "giày chậu hoa" thì phi tần sẽ bị coi là không thanh lịch, có xuất thân hèn kém nên khó lấy được tấm chồng tốt.Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Thái hậu, hoàng hậu và các phi tần nhà Thanh thường đi "giày chậu hoa". Kiểu giày này có thiết kế độc đáo. Trong đó, phần đế bắt mắt nhất, thường được làm từ gỗ. Một số phi tần có địa vị cao, giàu có và quyền lực có thể sử tạc phần đế từ ngọc.
Phần đế giày rất nặng nhưng hơi hẹp và mỏng vì phụ nữ thời đó thường thực hiện tập tục bó chân để có gót sen ba tấc. Việc đi "giày chậu hoa" sẽ làm nổi bật đôi chân nhỏ bé, tôn thêm vẻ đẹp của họ.
Đế gỗ được làm bằng gỗ nguyên khối, bền và không dễ mòn. Phần này thường được bọc vải trắng hoặc sơn trắng, phần tiếp xúc với mặt đất được khâu bằng vỏ chần hoặc vải dày để tăng độ thoải mái và ma sát.
"Giày chậu hoa" cao từ 15 - 20 cm, dài 21,5 cm. Trong đó, riêng phần đế gỗ cao khoảng 7 cm. Phần trên may từ vải lụa, thêu hoa sen, đính đá. Mũi giày trang trí bằng chỉ thêu.
Một số phi tần còn khoét rỗng đế gỗ, nhét chuông để tạo ra âm thanh khi đi bộ hoặc lấp đầy bên trong bằng cát trắng mịn và đục những lỗ nhỏ ở đế để có thể để lại những hình dạng như hoa, bướm... trên con đường đi qua.
"Giày chậu hoa" khó sử dụng, dễ ngã nhưng vô cùng thịnh hành trong hậu cung nhà Thanh và giới quý tộc.
Nguyên do là bởi khi di chuyển bằng loại giày này, dáng người của phi tần sẽ trở nên cao, thẳng, uyển chuyển hơn cũng nưh thể hiện địa vị cao sang của người sử dụng.
Theo đó, khi đi "giày chậu hoa" kết hợp với trang phục, trang sức thanh lịch, quý phái, phi tần trong hậu cung nhà Thanh sẽ toát lên phong thái kiều diễm, quý phái và sang trọng.
Để có thể di chuyển thành thạo trên những đôi "giày chậu hoa", phụ nữ thời nhà Thanh phải luyện tập rất nhiều từ khi còn nhỏ.
Nếu không sở hữu đôi chân nhỏ xíu và di chuyển được bằng "giày chậu hoa" thì phi tần sẽ bị coi là không thanh lịch, có xuất thân hèn kém nên khó lấy được tấm chồng tốt.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.