Bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là bằng chứng về nghệ thuật trạm trổ, điêu khắc đỉnh cao thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ảnh: Critique.Theo các thông tin được công bố, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khi khai quật một ngôi mộ trên núi Vọng ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc năm 1965. Ảnh: WikipediaTheo các thông tin được công bố, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khi khai quật một ngôi mộ trên núi Vọng ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc năm 1965. Ảnh: WikiMediaKết quả kiểm tra, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra đây là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn - người trị vì nước Việt từ năm 496 trước công nguyên tới năm 465 trước công nguyên. Nước Việt, còn gọi là Ư Việt, là một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ này tương ứng vùng Chiết Giang ngày nay. Vào thời Chiến Quốc, quốc gia này bị nước Sở tiêu diệt. Ảnh: WikiCommonThanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được làm chủ yếu từ đồng điếu, dài 56 cm, rộng 4,6 cm. Phần cán của thanh kiếm được khảm lưu ly màu lam. Đây là một loại đá quý thời phong kiến. Ảnh: WikiCommonThanh kiếm sắc bén khiến giới chuyên gia kinh ngạc, tò mò. Bởi lẽ, sau khi đưa thanh kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ vô tình bị đứt tay khi chạm vào lưỡi kiếm dù đã rất cẩn thận. Ảnh: WikiCommonSau đó, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau rồi dùng thanh kiếm chém đứt chồng giấy để kiểm tra độ sắc bén. Kết quả là chỉ với một lần chặt, thanh kiếm cổ trên đã dễ dàng cắt đôi chồng giấy đó. Ảnh: WikiCommonDẫn nguồn tin từ interestingengineering.com, theo nghiên cứu của các chuyên gia, để tạo ra thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thợ rèn đã bao phủ thanh kiếm bằng đất sét trong quá trình tôi (quenching) để nhiệt độ mỗi phần của nó thay đổi đồng nhất. Tôi là quá trình kim loại được làm nóng tới nhiệt độ cao rồi cho nguội nhanh trong nước, khí hoặc chất lỏng khác để đạt đặc điểm nhất định như gia tăng độ cứng cho vũ khí. Ảnh: PinterestThanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được thợ rèn tạo ra với chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ rèn kiếm có tay nghề cao nên có thể làm ra thanh bảo kiếm có độ bền, sắc bén cao cũng như chống ăn mòn. Ảnh: Feeds-drcn.cloud.huawei.com.cnThêm nữa, môi trường đất ở khu mộ ít oxy, lớp thạch cao của quan tài góp phần giúp bảo vệ thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn gần như nguyên vẹn theo thời gian. Ảnh: ArtstationMời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là bằng chứng về nghệ thuật trạm trổ, điêu khắc đỉnh cao thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ảnh: Critique.
Theo các thông tin được công bố, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khi khai quật một ngôi mộ trên núi Vọng ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc năm 1965. Ảnh: Wikipedia
Theo các thông tin được công bố, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khi khai quật một ngôi mộ trên núi Vọng ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc năm 1965. Ảnh: WikiMedia
Kết quả kiểm tra, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra đây là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn - người trị vì nước Việt từ năm 496 trước công nguyên tới năm 465 trước công nguyên. Nước Việt, còn gọi là Ư Việt, là một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ này tương ứng vùng Chiết Giang ngày nay. Vào thời Chiến Quốc, quốc gia này bị nước Sở tiêu diệt. Ảnh: WikiCommon
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được làm chủ yếu từ đồng điếu, dài 56 cm, rộng 4,6 cm. Phần cán của thanh kiếm được khảm lưu ly màu lam. Đây là một loại đá quý thời phong kiến. Ảnh: WikiCommon
Thanh kiếm sắc bén khiến giới chuyên gia kinh ngạc, tò mò. Bởi lẽ, sau khi đưa thanh kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ vô tình bị đứt tay khi chạm vào lưỡi kiếm dù đã rất cẩn thận. Ảnh: WikiCommon
Sau đó, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau rồi dùng thanh kiếm chém đứt chồng giấy để kiểm tra độ sắc bén. Kết quả là chỉ với một lần chặt, thanh kiếm cổ trên đã dễ dàng cắt đôi chồng giấy đó. Ảnh: WikiCommon
Dẫn nguồn tin từ interestingengineering.com, theo nghiên cứu của các chuyên gia, để tạo ra thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thợ rèn đã bao phủ thanh kiếm bằng đất sét trong quá trình tôi (quenching) để nhiệt độ mỗi phần của nó thay đổi đồng nhất. Tôi là quá trình kim loại được làm nóng tới nhiệt độ cao rồi cho nguội nhanh trong nước, khí hoặc chất lỏng khác để đạt đặc điểm nhất định như gia tăng độ cứng cho vũ khí. Ảnh: Pinterest
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được thợ rèn tạo ra với chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ rèn kiếm có tay nghề cao nên có thể làm ra thanh bảo kiếm có độ bền, sắc bén cao cũng như chống ăn mòn. Ảnh: Feeds-drcn.cloud.huawei.com.cn
Thêm nữa, môi trường đất ở khu mộ ít oxy, lớp thạch cao của quan tài góp phần giúp bảo vệ thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn gần như nguyên vẹn theo thời gian. Ảnh: Artstation
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.