Vào tháng 12/2018, các nhà khoa học tại Đại học Địa chất Trung Quốc thông báo phát hiện lông vũ trong 31 mảnh hổ phách tại Myanmar. Đây là những cổ vật tí hon khiến giới khảo cổ vô cùng quan tâm.Nguyên do là vì sau quá trình kiểm tra, phân tích, các chuyên gia xác định lông vũ có từ kỷ Phấn trắng. Dù trải qua nhiều thế kỷ, chúng vẫn được bảo quản tốt đến ngày nay.Theo các nhà khoa học, số lông vũ cổ xưa trên có nhiều điểm khác các loài chim hiện đại. Lông vũ trong 31 mảnh hổ phách có thể đóng vai trò mồi nhử và rụng xuống khi bị động vật săn mồi bắt, tương tự cách thằn lằn rụng đuôi để chạy trốn.Trước đó, vào tháng 6/2018, các nhà khoa học phát hiện sinh vật dài 0,536 mm trong mảnh hổ phách 99 triệu năm tuổi. Nó được gọi là Kekveus Jason. Đặc biệt, Jason là tên một anh hùng theo thần thoại Hy Lạp.Các chuyên gia cho hay Kekveus Jason sở hữu cánh lông giống với một số loài bọ hiện nay. Loài côn trùng này có kích thước nhỏ rất mỏng manh và không có xương. Chúng hiếm khi hóa thạch theo cách giống các động vật lớn như khủng long.Hổ phách hay nhựa cây hóa thạch giúp bảo vệ và lưu giữ rất tốt dấu tích của một số động thực vật cổ đại. Kekveus Jason là một trong số đó.Cũng trong năm 2018, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện đội quân đất nung tí hon bảo vệ mộ con trai thứ hai của Hán Vũ Đế là Lưu Hoành tại tỉnh Sơn Đông.Tượng kỵ binh, bộ binh, nhạc công và chòi canh trong lăng mộ của Lưu Hoành trông giống hệt Đội quân Đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Điều khác biệt là những binh lính trong đội quân ở lăng mộ của Lưu Hoành có kích thước nhỏ hơn nhiều so với Đội quân Đất nung của Tần Thủy Hoàng.Các chuyên gia suy đoán việc tìm thấy đội quân đất nung dùng để bảo vệ Lưu Hoành ở thế giới bên kia thì rất có khả năng còn có một ngôi mộ gần đó. Mộ cổ đó rất có thể là nơi chôn cất một thành viên hoàng tộc Trung Quốc thời xưa.Mời độc giả xem video: Quảng Nam trả lại gần 1500 cổ vật sau 12 năm (nguồn: VTC14)
Vào tháng 12/2018, các nhà khoa học tại Đại học Địa chất Trung Quốc thông báo phát hiện lông vũ trong 31 mảnh hổ phách tại Myanmar. Đây là những cổ vật tí hon khiến giới khảo cổ vô cùng quan tâm.
Nguyên do là vì sau quá trình kiểm tra, phân tích, các chuyên gia xác định lông vũ có từ kỷ Phấn trắng. Dù trải qua nhiều thế kỷ, chúng vẫn được bảo quản tốt đến ngày nay.
Theo các nhà khoa học, số lông vũ cổ xưa trên có nhiều điểm khác các loài chim hiện đại. Lông vũ trong 31 mảnh hổ phách có thể đóng vai trò mồi nhử và rụng xuống khi bị động vật săn mồi bắt, tương tự cách thằn lằn rụng đuôi để chạy trốn.
Trước đó, vào tháng 6/2018, các nhà khoa học phát hiện sinh vật dài 0,536 mm trong mảnh hổ phách 99 triệu năm tuổi. Nó được gọi là Kekveus Jason. Đặc biệt, Jason là tên một anh hùng theo thần thoại Hy Lạp.
Các chuyên gia cho hay Kekveus Jason sở hữu cánh lông giống với một số loài bọ hiện nay. Loài côn trùng này có kích thước nhỏ rất mỏng manh và không có xương. Chúng hiếm khi hóa thạch theo cách giống các động vật lớn như khủng long.
Hổ phách hay nhựa cây hóa thạch giúp bảo vệ và lưu giữ rất tốt dấu tích của một số động thực vật cổ đại. Kekveus Jason là một trong số đó.
Cũng trong năm 2018, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện đội quân đất nung tí hon bảo vệ mộ con trai thứ hai của Hán Vũ Đế là Lưu Hoành tại tỉnh Sơn Đông.
Tượng kỵ binh, bộ binh, nhạc công và chòi canh trong lăng mộ của Lưu Hoành trông giống hệt Đội quân Đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Điều khác biệt là những binh lính trong đội quân ở lăng mộ của Lưu Hoành có kích thước nhỏ hơn nhiều so với Đội quân Đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Các chuyên gia suy đoán việc tìm thấy đội quân đất nung dùng để bảo vệ Lưu Hoành ở thế giới bên kia thì rất có khả năng còn có một ngôi mộ gần đó. Mộ cổ đó rất có thể là nơi chôn cất một thành viên hoàng tộc Trung Quốc thời xưa.
Mời độc giả xem video: Quảng Nam trả lại gần 1500 cổ vật sau 12 năm (nguồn: VTC14)