Ngoài kim tự tháp, đất nước Ai Cập còn nổi tiếng với những xác ướp hàng ngàn năm tuổi được bảo quản khá tốt nên còn gần như nguyên vẹn. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, giải mã những bí mật về thủ thuật ướp xác của người Ai Cập.Cụ thể, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm xác ướp của người Ai Cập có niên đại hàng nghìn năm tuổi ở nhiều địa điểm trên khắp đất nước.Những xác ướp này thuộc về các pharaoh, nữ hoàng Ai Cập cũng như nhiều tầng lớp khác trong xã hội thời cổ đại.Dù trải qua hàng ngàn năm, những xác ướp này vẫn còn khá nguyên vẹn. Điều này giúp các chuyện gia gặp nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu cách người Ai Cập bảo quản xác ướp.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nhiều xác ướp khai quật ở Badari và Mostagedda (khoảng 4.500 - 3.350 năm trước Công nguyên) được chôn cất cùng túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.Điều này cho thấy người Ai Cập thời xưa đã sử dụng nhựa cây như một cách ướp xác thô sơ giúp bảo tồn thi thể trường tồn với thời gian.Từng có thời gian, người Ai Cập cổ địa bảo quản nguyên xác chết. Theo đó, thi thể người quá cố được ướp xác toàn bộ, không thiếu bộ phận nào trên cơ thể.Nếu như người quá cố bị thiếu một cánh tay hay chân thì thợ ướp xác sẽ làm một chiếc chân hoặc tay giả rồi lắp vào để có thi thể hoàn chỉnh.Kế đến, thợ ướp xác chuẩn bị nhựa thông và hương liệu giúp ngăn côn trùng, vi khuẩn ăn xác chết. Sau đó, vải được nhúng vào hỗn hợp nhựa thông đun nóng chảy cùng với hương liệu rồi bọc kín toàn bộ thi thể.Nhờ vậy, những xác ướp được bảo quản nguyên vẹn dù người đó qua đời từ hàng ngàn năm trước.Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1).
Ngoài kim tự tháp, đất nước Ai Cập còn nổi tiếng với những xác ướp hàng ngàn năm tuổi được bảo quản khá tốt nên còn gần như nguyên vẹn. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, giải mã những bí mật về thủ thuật ướp xác của người Ai Cập.
Cụ thể, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm xác ướp của người Ai Cập có niên đại hàng nghìn năm tuổi ở nhiều địa điểm trên khắp đất nước.
Những xác ướp này thuộc về các pharaoh, nữ hoàng Ai Cập cũng như nhiều tầng lớp khác trong xã hội thời cổ đại.
Dù trải qua hàng ngàn năm, những xác ướp này vẫn còn khá nguyên vẹn. Điều này giúp các chuyện gia gặp nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu cách người Ai Cập bảo quản xác ướp.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện nhiều xác ướp khai quật ở Badari và Mostagedda (khoảng 4.500 - 3.350 năm trước Công nguyên) được chôn cất cùng túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.
Điều này cho thấy người Ai Cập thời xưa đã sử dụng nhựa cây như một cách ướp xác thô sơ giúp bảo tồn thi thể trường tồn với thời gian.
Từng có thời gian, người Ai Cập cổ địa bảo quản nguyên xác chết. Theo đó, thi thể người quá cố được ướp xác toàn bộ, không thiếu bộ phận nào trên cơ thể.
Nếu như người quá cố bị thiếu một cánh tay hay chân thì thợ ướp xác sẽ làm một chiếc chân hoặc tay giả rồi lắp vào để có thi thể hoàn chỉnh.
Kế đến, thợ ướp xác chuẩn bị nhựa thông và hương liệu giúp ngăn côn trùng, vi khuẩn ăn xác chết. Sau đó, vải được nhúng vào hỗn hợp nhựa thông đun nóng chảy cùng với hương liệu rồi bọc kín toàn bộ thi thể.
Nhờ vậy, những xác ướp được bảo quản nguyên vẹn dù người đó qua đời từ hàng ngàn năm trước.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1).