Theo sử sách, Bao Thanh Thiên tên thật là Bao Chửng sinh năm 999, mất năm 1062. Ông có tên chữ là Hy Nhân, quê ở Hợp Phì, Lư Châu, nay là thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc.Bao Chửng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ.Bao Công nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063). Hỗ trợ vị quan này trong hành trình thực thi công lý là những trợ thủ đắc lực: Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.Đặc biệt, khi xem các bộ phim về Bao Công, nhiều người ấn tượng trước Ngự trát tam đao (3 chiếc đao) xử trảm tội phạm ở phủ Khai Phong gồm: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao.Ngự trát tam đao được sử dụng cho 3 kiểu tội phạm. Trong đó, Hoàng thân quốc thích sẽ bị xử trảm bằng Long đầu đao, Hổ đầu đao dành cho quan lại và Cẩu đầu đao dùng cho dân thường.Tương truyền, Ngự trát tam đao mà Bao Thanh Thiên sử dụng được Hoàng đế ban cho với ngụ ý "nhìn thấy đao như nhìn thấy vua trước mặt".Về nguồn gốc của Ngự trát tam đao, giai thoai dân gian có nhắc đến. Dưới thời nhà Tống, một thợ rèn nổi tiếng có tên Hàn Kỳ đã tìm được một phần mảnh vỡ của "Tam đại tà đao" - thứ vũ khí lợi hại có thể lay chuyển trời đất.Sau đó, Hàn Kỳ đã bỏ ra 1 năm 8 ngày để tập hợp các mảnh vỡ rồi đúc thành Ngự trát tam đao.Dù vậy, trong các sử liệu, không có bất cứ ghi chép nào về Ngự trát tam đao. Ngay cả ghi chép về Bao Công trong quyển "Tống Sử" hay trong các văn bia mà người học trò Trương Điền viết lại cũng không đề cập đến Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao.Vậy nên, giới chuyên gia cho rằng, Ngự trát tam đao của Bao Công không hề có thật. Chúng chỉ là chi tiết hư cấu mà người xưa tạo ra.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Theo sử sách, Bao Thanh Thiên tên thật là Bao Chửng sinh năm 999, mất năm 1062. Ông có tên chữ là Hy Nhân, quê ở Hợp Phì, Lư Châu, nay là thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Bao Chửng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ.
Bao Công nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063). Hỗ trợ vị quan này trong hành trình thực thi công lý là những trợ thủ đắc lực: Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.
Đặc biệt, khi xem các bộ phim về Bao Công, nhiều người ấn tượng trước Ngự trát tam đao (3 chiếc đao) xử trảm tội phạm ở phủ Khai Phong gồm: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao.
Ngự trát tam đao được sử dụng cho 3 kiểu tội phạm. Trong đó, Hoàng thân quốc thích sẽ bị xử trảm bằng Long đầu đao, Hổ đầu đao dành cho quan lại và Cẩu đầu đao dùng cho dân thường.
Tương truyền, Ngự trát tam đao mà Bao Thanh Thiên sử dụng được Hoàng đế ban cho với ngụ ý "nhìn thấy đao như nhìn thấy vua trước mặt".
Về nguồn gốc của Ngự trát tam đao, giai thoai dân gian có nhắc đến. Dưới thời nhà Tống, một thợ rèn nổi tiếng có tên Hàn Kỳ đã tìm được một phần mảnh vỡ của "Tam đại tà đao" - thứ vũ khí lợi hại có thể lay chuyển trời đất.
Sau đó, Hàn Kỳ đã bỏ ra 1 năm 8 ngày để tập hợp các mảnh vỡ rồi đúc thành Ngự trát tam đao.
Dù vậy, trong các sử liệu, không có bất cứ ghi chép nào về Ngự trát tam đao. Ngay cả ghi chép về Bao Công trong quyển "Tống Sử" hay trong các văn bia mà người học trò Trương Điền viết lại cũng không đề cập đến Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao.
Vậy nên, giới chuyên gia cho rằng, Ngự trát tam đao của Bao Công không hề có thật. Chúng chỉ là chi tiết hư cấu mà người xưa tạo ra.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.