Vào tháng 8 vừa qua, giáo sư Andrey Borodovsky dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã phát hiện dấu tích của những dãy tường thành lớn gần dãy núi Altai, Siberia. Do vậy. những bức tường thành này được biết đến với biệt danh "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia.Theo giáo sư Borodovsky, trường thành của Siberia bao gồm 6 dãy tường song song bảo vệ dãy Altai khỏi bị tấn công từ phía bắc thông qua thung lũng sông Katun.Tường thành rộng đến 10m với độ cao 8m. Không ai hay biết nền văn minh nào đã xây dựng những bức tường thành khổng lồ trên. Thêm nữa, nằm sát sườn núi là 9 dãy tường thành khác."Chắc chắn những dãy tường này nhằm hạn chế người qua lại, buộc họ phải đi một con đường hẹp hơn theo hướng những người xây tường muốn", giáo sư Borodovsky cho biết.Một số phần tường thành bị phá hủy trong quá trình xây dựng đường cao tốc Chuya thời Sa hoàng. Trong khi đó phần tường thành phía Tây gần như biến mất hoàn toàn trong quá trình mở rộng của làng Souzga.Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ về dấu vết của con người ở những khu vực xung quanh bức tường thành cổ đều chỉ ra là thời Trung cổ.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Viện Khảo cổ và Dân tộc học tại Novosibirsk cho hay họ sẽ tìm được các bằng chứng về việc xây dựng tường thành này ở thời kỳ sớm hơn.Theo dự đoán của giáo sư Borodovsky, các dãy tường được xây dựng trong khoảng thiên niên kỷ 1 TCN, có thể là thời kỳ Đồ Sắt hoặc Đồ Đồng.Ông cho rằng, khả năng các dãy tường thành được xây dựng vào thời kỳ Đồ Sắt cao hơn. Các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để giải mã những bí ẩn còn bỏ ngỏ về "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia.
Vào tháng 8 vừa qua, giáo sư Andrey Borodovsky dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã phát hiện dấu tích của những dãy tường thành lớn gần dãy núi Altai, Siberia. Do vậy. những bức tường thành này được biết đến với biệt danh "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia.
Theo giáo sư Borodovsky, trường thành của Siberia bao gồm 6 dãy tường song song bảo vệ dãy Altai khỏi bị tấn công từ phía bắc thông qua thung lũng sông Katun.
Tường thành rộng đến 10m với độ cao 8m. Không ai hay biết nền văn minh nào đã xây dựng những bức tường thành khổng lồ trên. Thêm nữa, nằm sát sườn núi là 9 dãy tường thành khác.
"Chắc chắn những dãy tường này nhằm hạn chế người qua lại, buộc họ phải đi một con đường hẹp hơn theo hướng những người xây tường muốn", giáo sư Borodovsky cho biết.
Một số phần tường thành bị phá hủy trong quá trình xây dựng đường cao tốc Chuya thời Sa hoàng. Trong khi đó phần tường thành phía Tây gần như biến mất hoàn toàn trong quá trình mở rộng của làng Souzga.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ về dấu vết của con người ở những khu vực xung quanh bức tường thành cổ đều chỉ ra là thời Trung cổ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Viện Khảo cổ và Dân tộc học tại Novosibirsk cho hay họ sẽ tìm được các bằng chứng về việc xây dựng tường thành này ở thời kỳ sớm hơn.
Theo dự đoán của giáo sư Borodovsky, các dãy tường được xây dựng trong khoảng thiên niên kỷ 1 TCN, có thể là thời kỳ Đồ Sắt hoặc Đồ Đồng.
Ông cho rằng, khả năng các dãy tường thành được xây dựng vào thời kỳ Đồ Sắt cao hơn. Các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để giải mã những bí ẩn còn bỏ ngỏ về "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia.