Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, từ thời Trần (1225-1400), hổ xuất hiện với tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm các lăng mộ của người Việt. Ảnh: Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia. Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình) và lăng vua Trần Hiến Tông (Đông Triều, Quảng Ninh) là các tác phẩm điêu khắc hổ hiếm hoi còn lại của thời Trần, mở đầu cho truyền thống đặt tượng ở hai bên trục thần đạo tại các lăng mộ.Sang thời Lê Sơ (thế kỷ 15-16), lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hóa) thường có 10 pho tượng với kích thước nhỏ chia làm 5 đôi, gồm quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ. Ở một số lăng muộn hơn, tượng voi được dùng thay tượng hổ. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 15, BT Lịch sử Quốc gia.Các lăng thời kỳ này đều có quy mô nhỏ, đo đó tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn. Các tượng nói chung và tượng hổ nói riêng được thể hiện đơn giản ở cách tạo dàng, khối, đường nét, nhưng vẫn giàu tính biểu cảm.Thời Lê - Trịnh (thế kỷ 17-18), sự tiếm quyền, dương oai của các vị công thần đã làm nảy sinh nhiều lăng mộ đồ sộ cả về quy mô kiến trúc và điêu khắc. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 17, BT Lịch sử Quốc gia.Tượng hổ tại các di tích thời kỳ này thường được làm với kích thước lớn, khối hình chau chuốt, mang tính tả thực cao. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 17-18, BT Lịch sử Quốc gia.Vị trí của tượng hổ tại các lăng mộ thường được đặt ở ngoài cùng, nhiều trường hợp được đặt ở vị trí ngoài tường bao, cách khá xa các cặp tượng voi, ngựa, quan hầu khác.Với cách bố trí như vậy, có thể hiểu hổ được coi như hộ môn thú, canh các cửa các khu lăng mộ...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, từ thời Trần (1225-1400), hổ xuất hiện với tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm các lăng mộ của người Việt. Ảnh: Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia.
Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình) và lăng vua Trần Hiến Tông (Đông Triều, Quảng Ninh) là các tác phẩm điêu khắc hổ hiếm hoi còn lại của thời Trần, mở đầu cho truyền thống đặt tượng ở hai bên trục thần đạo tại các lăng mộ.
Sang thời Lê Sơ (thế kỷ 15-16), lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hóa) thường có 10 pho tượng với kích thước nhỏ chia làm 5 đôi, gồm quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ. Ở một số lăng muộn hơn, tượng voi được dùng thay tượng hổ. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 15, BT Lịch sử Quốc gia.
Các lăng thời kỳ này đều có quy mô nhỏ, đo đó tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn. Các tượng nói chung và tượng hổ nói riêng được thể hiện đơn giản ở cách tạo dàng, khối, đường nét, nhưng vẫn giàu tính biểu cảm.
Thời Lê - Trịnh (thế kỷ 17-18), sự tiếm quyền, dương oai của các vị công thần đã làm nảy sinh nhiều lăng mộ đồ sộ cả về quy mô kiến trúc và điêu khắc. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 17, BT Lịch sử Quốc gia.
Tượng hổ tại các di tích thời kỳ này thường được làm với kích thước lớn, khối hình chau chuốt, mang tính tả thực cao. Ảnh: Tượng hổ thế kỷ 17-18, BT Lịch sử Quốc gia.
Vị trí của tượng hổ tại các lăng mộ thường được đặt ở ngoài cùng, nhiều trường hợp được đặt ở vị trí ngoài tường bao, cách khá xa các cặp tượng voi, ngựa, quan hầu khác.
Với cách bố trí như vậy, có thể hiểu hổ được coi như hộ môn thú, canh các cửa các khu lăng mộ...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.