Cách đây gần 5 thập kỷ, dư luận Nhật Bản rúng động trước những vụ khủng bố tinh thần do nhóm tội phạm có tên " quái vật 21 gương mặt" gây ra. Sự việc bắt đầu từ ngày 18/3/1984. Khi ấy, hai người đàn ông bịt mặt bắt cóc Giám đốc điều hành Katsuhisa Ezaki của công ty sản xuất bánh kẹo Glico và đòi số tiền chuộc là 1 tỷ yen.May mắn là Giám đốc Ezaki trốn thoát trước khi gia đình và công ty giao tiền chuộc trả cho băng nhóm "quái vật 21 gương mặt". Dù cảnh sát tiến hành điều tra nhưng không tìm được bất cứ manh mối nào giúp tìm ra thủ phạm.Đến tháng 4/1984, một số xe đậu bên ngoài trụ sở chính của Glico bị đốt cháy. Những khu vực xung quanh cũng bị kẻ gian phá hoại. Sự việc này được cho là do nhóm tội phạm "quái vật 21 gương mặt" thực hiện. Một tháng sau, công ty bánh kẹo Glico nhận được một lá thư đe dọa ký tên "quái vật 21 gương mặt". Trong thư, nhóm tội phạm đe dọa rằng kẹo của công ty Glico sẽ bị tẩm thuốc độc xyanua.Lo sợ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, công ty Glico quyết định thu hồi kẹo từ tất cả cửa hàng tạp hóa trên khắp đất Nhật Bản. Việc này khiến công ty Glico thiệt hại về kinh tế lên đến 21 triệu USD. Không những vậy, hơn 450 công nhân bán thời gian mất việc làm.Khi điều tra về vụ việc trên, cảnh sát tìm được manh mối thông qua camera an ninh tại một cửa hàng tạp hóa. Những hình ảnh trong camera có ghi lại sự xuất hiện một người đàn ông khả nghi đặt sản phẩm của Glico lên kệ hàng. Người này đội mũ bóng chày che kín gương mặt nên các nhà điều tra khó xác định thân phận."Quái vật 21 gương mặt" còn gửi thư thách thức, chế giễu cảnh sát khi mãi không thể bắt được họ. Đến ngày 26/6, nhóm tội phạm gửi thư và cho hay sẽ dừng việc "khủng bố" công ty Glico. Thay vào đó, đến tháng 6 và tháng 10/1984, "quái vật 21 gương mặt" lần lượt đòi cơ quan chức năng số tiền 50 triệu yen và 100 triệu yen để chấm dứt hoạt động khủng bố tinh thần người dân và các công ty.Dù cảnh sát mai phục xung quanh địa điểm giao tiền nhưng vẫn không bắt được thủ phạm. Thậm chí, về sau, "quái vật 21 gương mặt" đe dọa đầu độc vào các sản phẩm bánh kẹo ở Nhật Bản. Nhóm tội phạm từng tuyên bố 21 gói kẹo Morinaga bị đầu độc bằng natri xyanua. Vì vậy, cảnh sát nhanh chóng tìm kiếm và thu hồi các gói kẹo độc trước khi có người ăn.Điều đáng nói là các gói kẹo độc đều dán nhãn với nội dung: "Nguy hiểm: Có chứa chất độc". Điều này khiến các nhà điều tra cảm thấy khó hiểu vì sao "quái vật 21 gương mặt" lại đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của các gói kẹo cho người tiêu dùng.Do vụ án về "quái vật 21 gương mặt" mãi không có tiến triển nên vào tháng 8/1985, lãnh đạo cảnh sát tỉnh Shiga có tên Yamamoto cảm thấy tuyệt vọng và phải chịu trách nhiệm trước người dân nên đã tự sát. Năm ngày sau cái chết của cảnh sát Yamamoto, "quái vật 21 gương mặt" gửi lá thư cuối cùng đến truyền thông với nội dung sẽ từ bỏ việc "tra tấn tinh thần" người dân và các công ty ở Nhật Bản.Theo đó, sau 17 tháng gieo rắc sợ hãi cho người dân, "quái vật 21 gương mặt" biến mất. Dù cảnh sát điều tra trên quy mô lớn nhưng đến nay vẫn chưa tìm được manh mối giúp xác định các thủ phạm. Vậy nên, vụ việc trở thành một trong những vụ án bí ẩn nhất Nhật Bản.Mời độc giả xem video: Phá nhanh vụ án giết người trong đêm ở An Giang. Nguồn: THDT.
Cách đây gần 5 thập kỷ, dư luận Nhật Bản rúng động trước những vụ khủng bố tinh thần do nhóm tội phạm có tên " quái vật 21 gương mặt" gây ra. Sự việc bắt đầu từ ngày 18/3/1984. Khi ấy, hai người đàn ông bịt mặt bắt cóc Giám đốc điều hành Katsuhisa Ezaki của công ty sản xuất bánh kẹo Glico và đòi số tiền chuộc là 1 tỷ yen.
May mắn là Giám đốc Ezaki trốn thoát trước khi gia đình và công ty giao tiền chuộc trả cho băng nhóm "quái vật 21 gương mặt". Dù cảnh sát tiến hành điều tra nhưng không tìm được bất cứ manh mối nào giúp tìm ra thủ phạm.
Đến tháng 4/1984, một số xe đậu bên ngoài trụ sở chính của Glico bị đốt cháy. Những khu vực xung quanh cũng bị kẻ gian phá hoại. Sự việc này được cho là do nhóm tội phạm "quái vật 21 gương mặt" thực hiện. Một tháng sau, công ty bánh kẹo Glico nhận được một lá thư đe dọa ký tên "quái vật 21 gương mặt". Trong thư, nhóm tội phạm đe dọa rằng kẹo của công ty Glico sẽ bị tẩm thuốc độc xyanua.
Lo sợ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, công ty Glico quyết định thu hồi kẹo từ tất cả cửa hàng tạp hóa trên khắp đất Nhật Bản. Việc này khiến công ty Glico thiệt hại về kinh tế lên đến 21 triệu USD. Không những vậy, hơn 450 công nhân bán thời gian mất việc làm.
Khi điều tra về vụ việc trên, cảnh sát tìm được manh mối thông qua camera an ninh tại một cửa hàng tạp hóa. Những hình ảnh trong camera có ghi lại sự xuất hiện một người đàn ông khả nghi đặt sản phẩm của Glico lên kệ hàng. Người này đội mũ bóng chày che kín gương mặt nên các nhà điều tra khó xác định thân phận.
"Quái vật 21 gương mặt" còn gửi thư thách thức, chế giễu cảnh sát khi mãi không thể bắt được họ. Đến ngày 26/6, nhóm tội phạm gửi thư và cho hay sẽ dừng việc "khủng bố" công ty Glico. Thay vào đó, đến tháng 6 và tháng 10/1984, "quái vật 21 gương mặt" lần lượt đòi cơ quan chức năng số tiền 50 triệu yen và 100 triệu yen để chấm dứt hoạt động khủng bố tinh thần người dân và các công ty.
Dù cảnh sát mai phục xung quanh địa điểm giao tiền nhưng vẫn không bắt được thủ phạm. Thậm chí, về sau, "quái vật 21 gương mặt" đe dọa đầu độc vào các sản phẩm bánh kẹo ở Nhật Bản. Nhóm tội phạm từng tuyên bố 21 gói kẹo Morinaga bị đầu độc bằng natri xyanua. Vì vậy, cảnh sát nhanh chóng tìm kiếm và thu hồi các gói kẹo độc trước khi có người ăn.
Điều đáng nói là các gói kẹo độc đều dán nhãn với nội dung: "Nguy hiểm: Có chứa chất độc". Điều này khiến các nhà điều tra cảm thấy khó hiểu vì sao "quái vật 21 gương mặt" lại đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của các gói kẹo cho người tiêu dùng.
Do vụ án về "quái vật 21 gương mặt" mãi không có tiến triển nên vào tháng 8/1985, lãnh đạo cảnh sát tỉnh Shiga có tên Yamamoto cảm thấy tuyệt vọng và phải chịu trách nhiệm trước người dân nên đã tự sát. Năm ngày sau cái chết của cảnh sát Yamamoto, "quái vật 21 gương mặt" gửi lá thư cuối cùng đến truyền thông với nội dung sẽ từ bỏ việc "tra tấn tinh thần" người dân và các công ty ở Nhật Bản.
Theo đó, sau 17 tháng gieo rắc sợ hãi cho người dân, "quái vật 21 gương mặt" biến mất. Dù cảnh sát điều tra trên quy mô lớn nhưng đến nay vẫn chưa tìm được manh mối giúp xác định các thủ phạm. Vậy nên, vụ việc trở thành một trong những vụ án bí ẩn nhất Nhật Bản.
Mời độc giả xem video: Phá nhanh vụ án giết người trong đêm ở An Giang. Nguồn: THDT.