Theo một nghiên cứu trên tạp chí Antiquity, những ngôi mộ lâu đời nhất của người Ai Cập cổ đại thường có những chiếc mũ đội đầu hình nón có kích thước bằng "tách cà phê". Chúng có niên đại khoảng 3.300 năm tuổi.Trong khoảng thời gian từ năm 1550 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên, nhiều bức tranh và tác phẩm điêu khắc của người Ai Cập thời cổ đại mô tả nam giới và phụ nữ đội những chiếc mũ trang trí hình nón nhỏ trên đầu.Người Ai Cập cổ đại đội những chiếc mũ đó trong nhiều bối cảnh cảnh khác nhau như khi tham dự tang lễ, đi săn, chơi nhạc, thậm chí là lúc sinh con.Thông qua nghiên cứu một số chiếc mũ đội đầu hình nón được tìm thấy trong các mộ cổ ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện chúng không chỉ đơn thuần là món đồ trang trí.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện chiếc mũ được tìm thấy trong một mộ cổ được làm bằng sáp ong. Kết quả kiểm tra thi hài được chôn cùng chiếc mũ cho thấy khi con sống, người này từng là lao động và đã trải qua tình trạng thiếu lương thực.Các nhà khảo cổ học hiện vẫn chưa chắc chắn về mục đích của những chiếc mũ này. Một quan điểm cho rằng, những chiếc mũ hình nón được người Ai Cập thời cổ đại tạo ra từ một loại thuốc mỡ thơm hoặc dầu thơm, tỏa ra mùi hương dễ chịu khi tan chảy.Một giả thuyết khác suy đoán những chiếc mũ này giúp tăng khả năng sinh sản vì chúng được mô tả trong các bức tranh về Hathor - nữ thần sinh sản.Mời độc giả xem video: Phát hiện thứ đáng sợ trong bụng cô gái Ai Cập 3000 năm tuổi.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Antiquity, những ngôi mộ lâu đời nhất của người Ai Cập cổ đại thường có những chiếc mũ đội đầu hình nón có kích thước bằng "tách cà phê". Chúng có niên đại khoảng 3.300 năm tuổi.
Trong khoảng thời gian từ năm 1550 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên, nhiều bức tranh và tác phẩm điêu khắc của người Ai Cập thời cổ đại mô tả nam giới và phụ nữ đội những chiếc mũ trang trí hình nón nhỏ trên đầu.
Người Ai Cập cổ đại đội những chiếc mũ đó trong nhiều bối cảnh cảnh khác nhau như khi tham dự tang lễ, đi săn, chơi nhạc, thậm chí là lúc sinh con.
Thông qua nghiên cứu một số chiếc mũ đội đầu hình nón được tìm thấy trong các mộ cổ ở Ai Cập, các chuyên gia phát hiện chúng không chỉ đơn thuần là món đồ trang trí.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện chiếc mũ được tìm thấy trong một mộ cổ được làm bằng sáp ong. Kết quả kiểm tra thi hài được chôn cùng chiếc mũ cho thấy khi con sống, người này từng là lao động và đã trải qua tình trạng thiếu lương thực.
Các nhà khảo cổ học hiện vẫn chưa chắc chắn về mục đích của những chiếc mũ này. Một quan điểm cho rằng, những chiếc mũ hình nón được người Ai Cập thời cổ đại tạo ra từ một loại thuốc mỡ thơm hoặc dầu thơm, tỏa ra mùi hương dễ chịu khi tan chảy.
Một giả thuyết khác suy đoán những chiếc mũ này giúp tăng khả năng sinh sản vì chúng được mô tả trong các bức tranh về Hathor - nữ thần sinh sản.
Mời độc giả xem video: Phát hiện thứ đáng sợ trong bụng cô gái Ai Cập 3000 năm tuổi.