Mồ chôn tập thể có niên đại 2000 năm ở Hà Bắc, miền Trung Trung Quốc được các nhà khảo cổ phát hiện vào tháng 5 vừa qua.Họ tiếp tục mở rộng tìm kiếm cho đến khi phát hiện 113 hố chôn. Trong đó, 107 bộ hài cốt trẻ em và còn lại của người lớn.Ngoài ra, qua khảo sát, còn phát hiện thêm nhiều dấu vết trong phạm vi 150m về hướng Nam. Đó có thể là vị trí của khu mộ người lớn với diện tích rộng hơn.Những thay đổi của dòng sông và các yếu tố môi trường khác trong suốt 2.000 năm qua đã phá hỏng nhiều ngôi mộ.Phát hiện này rất quan trọng trong việc giúp nhà khảo cổ hiểu thêm về phong tục chôn cất của những người dân sống trong thời đại Tây Hán (năm 485-221 trước Công nguyên).Những bức ảnh cho thấy, những bộ hài cốt chỉ được gói đơn giản vài lớp và đặt vào trong một chiếc tiểu sành.Một lỗ nhỏ được khoan bên cạnh tiểu. Người ta cho rằng cách này sẽ làm cho linh hồn người chết có thể đến và đi tự do."Phát hiện này cũng sẽ giúp chúng tôi nghiên cứu về tập tục chôn cất và cách quy hoạch thành phố cổ", Phó Viện trưởng Viện khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận xét.
Mồ chôn tập thể có niên đại 2000 năm ở Hà Bắc, miền Trung Trung Quốc được các nhà khảo cổ phát hiện vào tháng 5 vừa qua.
Họ tiếp tục mở rộng tìm kiếm cho đến khi phát hiện 113 hố chôn. Trong đó, 107 bộ hài cốt trẻ em và còn lại của người lớn.
Ngoài ra, qua khảo sát, còn phát hiện thêm nhiều dấu vết trong phạm vi 150m về hướng Nam. Đó có thể là vị trí của khu mộ người lớn với diện tích rộng hơn.
Những thay đổi của dòng sông và các yếu tố môi trường khác trong suốt 2.000 năm qua đã phá hỏng nhiều ngôi mộ.
Phát hiện này rất quan trọng trong việc giúp nhà khảo cổ hiểu thêm về phong tục chôn cất của những người dân sống trong thời đại Tây Hán (năm 485-221 trước Công nguyên).
Những bức ảnh cho thấy, những bộ hài cốt chỉ được gói đơn giản vài lớp và đặt vào trong một chiếc tiểu sành.
Một lỗ nhỏ được khoan bên cạnh tiểu. Người ta cho rằng cách này sẽ làm cho linh hồn người chết có thể đến và đi tự do.
"Phát hiện này cũng sẽ giúp chúng tôi nghiên cứu về tập tục chôn cất và cách quy hoạch thành phố cổ", Phó Viện trưởng Viện khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận xét.